Cũng như các thị trường khác, bán lẻ hiện nay cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí vận hành. Để làm được điều này các cấp quản lý cần tìm ra cách giúp quản lý hiệu quả hơn, gia tăng năng suất làm việc của nhân viên. 

Việc này cũng tạo ra các thách thức khi điều hành hoạt động cửa hàng bán lẻ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FieldCheck thảo luận về top 6 thách thức lớn nhất mà các nhà bán lẻ đang phải đối mặt trong năm 2023. 

6 Thách Thức Lớn Khi Điều Hành Cửa Hàng Bán Lẻ 2023

Khi các chủ cửa hàng bán lẻ sẽ gặp 6 thách thức sau khi điều hành việc kinh doanh.

#1. Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Khách Hàng

Thị trường bán lẻ là một những thị trường có tính cạnh tranh cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh trong môi trường này thì đòi hỏi các thương hiệu cần tạo được unique selling point (USP) để thu hút khách hàng mới cũng như tạo thêm khách hàng trung thành. 

điều hành cửa hàng bán lẻ

Cá nhân hóa trải nghiệm khách ngày càng cần thiết

Vậy thế nào là cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng? Cá nhân hóa trải nghiệm là sử dụng hành động hay tương tác của khách hàng được doanh nghiệp thu thập để thay đổi và điều chỉnh chiến lược tiếp cận, sản phẩm và dịch vụ để phù hợp hơn. 

Theo đó, doanh nghiệp có tiền đề để cải thiện trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, khi bạn truy cập một trang thương mại điện tử và tìm từ khóa “áo sơ mi", thì sau đó các thao tác của bạn đều được ghi nhận. 

Trong các lượt truy cập sau bạn sẽ thấy các sản phẩm liên quan đến “áo sơ mi" sẽ xuất hiện nhiều hơn trên trang đề chủ. Đây cũng được xem là một trong những cách cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. 

Đối với ví dụ thực tế tại cửa hàng, bạn có thể tìm thấy dễ dàng tại các cửa hàng Starbucks, ly nước tại đây được ghi trực tiếp tên của khách hàng, nâng cao trải nghiệm của khách ngay trong những lần mua.

#2. Tính Bền Vững, Thân Thiện Môi Trường

Thế hệ khách hàng hiện đại luôn có thiện cảm với những cửa hàng sử dụng vật dụng thân thiện với môi trường (ly giấy, bao giấy, nhựa tái sinh...).

Nguyên nhân là vì nhận thức của họ về các vấn đề về môi trường ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, thay vì chọn các sản phẩm làm từ nhựa không tốt cho môi trường thì khách hàng hiện nay đang có khuynh hướng chuyển sang các sản phẩm từ vật liệu tái chế được. 

điều hành cửa hàng bán lẻ

Khách hàng luôn có thiện cảm với những cửa hàng thân thiện với môi trường

Một trong những cách gia tăng tính bền vững và thân thiện với môi trường là không sử dụng quá nhiều giấy. Ví dụ, khi thực hiện các đánh giá cửa hàng (retail audit hoặc store audit), bạn có thể chuyển sang sử dụng các giải pháp số như phần mềm. 

Nhân viên có thể sử dụng các thiết bị di động để thực hiện nhiệm vụ của mình thay vì điền vào những biểu mẫu bằng giấy. Bằng cách tiết kiệm số lượng giấy sử dụng, doanh nghiệp có thể gia tăng tính bền vững và thân thiện môi trường cho doanh nghiệp của mình. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo vẫn cung cấp dịch vụ và cho khách hàng biết được những nỗ lực phát triển bền vững từ doanh nghiệp bạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo được thiện cảm ở người tiêu dùng. 

#3. Tính Kết Nối Giữa Nhân Viên Cửa Hàng Và Bộ Phận Quản Lý

35% nhân viên bán lẻ cảm thấy không thể kết nối với tổ chức và đồng nghiệp của họ. Trong môi trường có tính chất thay đổi liên tục mà nhân viên không được cập nhật thông tin mới thì nhân viên sẽ không thể làm việc với năng suất tốt nhất và cảm thấy quá sức. 

Việc không cập nhật tin tức và cập nhật cho nhân viên tuyến đầu cũng khiến họ không thấy được tác động rộng lớn hơn trong công việc của mình. 

Nhất là khi nhân viên tuyến đầu không thể cập nhật thông tin, họ sẽ khó nắm được tầm quan trọng của công việc của mình đối với doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu gần đây, nhân viên hiện nay coi trọng công việc có mục đích và mục tiêu rõ ràng. 

74% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z coi trọng mục đích của công việc hơn mức lương.

Khi các nhà tuyển dụng bỏ qua việc nhấn mạnh vai trò tích cực của vị trí công việc thì sẽ khiến việc thu hút và giữ chân nhân tài khó khăn hơn do tính cạnh tranh từ thị trường hiện nay. 

điều hành cửa hàng bán lẻ

Mất kết nối giữa nhân viên và bộ phận quản lý kéo tụt năng suất làm việc

#4. Tự Động Hóa Các Quy Trình Thủ Công, Lặp Đi Lặp Lại

Việc giảm số lượng nhân viên và các hướng dẫn chi tiết công việc có thể làm giảm độ hiệu quả trong công việc của nhân viên. Vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn khi thực hiện các công việc audit tại cửa hàng hay báo cáo hoạt động cửa hàng và đếm hàng tồn kho.

Hiện nay, khoảng 73% các nhân viên hoạt động trên thị trường vẫn đang sử dụng các bảng câu hỏi giấy để thực hiện retail audit. Các thao tác thủ công này sẽ dễ dẫn đến các lỗi như nhập sai dữ liệu và gây tốn thời gian và nhân lực. 

Khi nhân viên thị trường hay cửa hàng bị ràng buộc với các công việc hành chính giấy tờ thì họ khó lòng tập trung vào các công việc như phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Đồng nghĩa với thực trạng nhân viên không thể hoàn thành vai trò công việc của mình, ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm khách hàng và đó cũng là rào cản khi muốn giữ chân nhân viên. 

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhiều nhà cung cấp SaaS hiện nay đã cho ra mắt các sản phẩm công nghệ như app quản lý công việc và giám sát hoạt động. Các giải pháp này thường cung cấp tính năng tạo lập các checklist kỹ thuật số dùng để retail audit, kiểm đếm kho và kiểm tra trưng bày tại cửa hàng.

FieldCheck là một trong những ứng dụng SaaS dựa trên nền tảng đám mây, hỗ trợ cho các công việc audit cửa hàng, quản lý công việc, cũng như chấm công cho nhân viên.

Tìm hiểu thêm

Bằng cách cho phép nhân viên thực hiện công việc trên thiết bị di động, phần mềm hỗ trợ nhân viên cửa hàng, nhất là nhân viên tuyến đầu thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

điều hành cửa hàng bán lẻ

Ứng dụng công nghệ để thay thế các công việc thủ công

#5. Đào Tạo Nhân Viên Để Hỗ Trợ Khách Hàng Hiệu Quả

Ngày nay, khi khách hàng bước qua cửa hàng, có lẽ họ đã nghiên cứu trực tuyến một sản phẩm.

83% người mua sắm nghĩ rằng họ biết nhiều hơn các cộng sự của cửa hàng vào năm 2017 và tỷ lệ này sẽ chỉ tăng lên khi lệnh phong tỏa buộc nhiều giao dịch mua lẻ trực tuyến. Để hỗ trợ những khách hàng đã nâng cao kiến thức về sản phẩm, các nhóm cửa hàng cần được đào tạo hiệu quả và cung cấp thông tin ngay trong tầm tay.

Hiện nay, khi bước chân vào cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm, thông thường, 83% khách hàng sẽ nghĩ rằng họ biết nhiều hơn các nhân viên tại cửa hàng (Theo một báo cáo vào năm 2017). 

Để có thể gia tăng tỷ lệ hỗ trợ khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm, các cửa hàng tốt hơn là được đào tạo về kỹ năng bán hàng cũng như cung cấp các thông tin dành cho khách hàng. 

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có khoảng 37% nhân viên tại cửa hàng trên thị trường bán lẻ được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng tại cửa, theo một nghiên cứu gần đây. 

Đa số nhà bán lẻ hiện nay vẫn không quá tập trung vào việc đào tạo nhân viên của mình. Điều này dẫn đến thực trạng hầu hết nhân viên tại cửa hàng hay cả nhân viên tuyến đầu vẫn không có đủ kiến thức để tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

điều hành cửa hàng bán lẻ

Đào tạo nhân viên sâu sát

#6. Giữ Chân Nhân Viên

Một trong những thách thức lớn khác đối với doanh nghiệp bán lẻ đó chính là gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài. Thực tế cho thấy tỷ lệ chuyển việc trong ngành bán lẻ là cao nhất. 

Nguyên nhân đến từ nhiều lý khác nhau gồm có, thiếu đào tạo, không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không tạo được động lực ở nhân viên và công việc nhàm chán cứ lặp đi lặp lại. 

Doanh nghiệp có thể thiết lập các chế độ cho công việc như chương trình khuyến mãi cho nhân viên, tạo mục tiêu bán hàng, tổ chức các sự kiện đội nhóm, v.v. 

Ngoài ra, một trong những cách hữu hiệu để giữ chân nhân viên đó là tạo kế hoạch nghề nghiệp để nhân viên có được định hướng công việc rõ ràng.

điều hành cửa hàng bán lẻ

Giữ chân nhân viên

Lời Kết

Trên đây là top 6 thách thức khi quản lý cửa hàng bán lẻ. Nói tóm lại, để có thể tối đa hóa hiệu suất làm việc và cắt giảm chi phí, các doanh nghiệp cần gia tăng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, thiết lập kế hoạch đào tạo kỹ năng nhân viên, tự động hóa quy trình, và cải thiện phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Một trong những cách hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên là sử dụng giải pháp công nghệ. Các phần mềm SaaS hiện nay đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi nhờ tính ứng dụng công nghệ cao mà không coding, tiết kiệm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ nội bộ cho doanh nghiệp.

FieldCheck được xây dựng với sứ mệnh cung cấp các tính năng hữu ích giúp việc vận hành bán lẻ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Với giải pháp của chúng tôi, bạn có thể tạo lập các checklist, phân công công việc, kiểm tra, audit, phân tích thống kê dựa trên dữ liệu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Bên cạnh đó, việc thiết lập kế hoạch trưng bày cho cửa hàng cũng trở nên dễ dàng hơn với FieldCheck. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp số từ chúng tôi, liên hệ ngay để nhận ngay bản demo miễn phí!

 

Tìm hiểu cách FieldCheck có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn

Nhận tư vấn miễn phí