Với những người làm việc trong lĩnh vực bán lẻ hoặc Marketing thì khái niệm POSM không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không phải nhà bán lẻ nào cũng biết cách ứng dụng POSM trong quảng cáo và hỗ trợ bán hàng. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến POSM nhà bán lẻ không thể bỏ qua.

POSM Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của POSM Trong Marketing

1. Định Nghĩa POSM, Phân Biệt POS (Point Of Sales) Và Pop (Point Of Purchase)

Thực tế POSM là chữ viết tắt của cụm từ Point Of Sales Material. Cụm từ này dùng để chỉ tất cả các vật dụng hỗ trợ cho quá trình bán hàng tại điểm bán, hội chợ, cửa hàng, siêu thị,...

Mục đích của hình thức quảng cáo POSM là truyền đạt thông tin sản phẩm giúp thu hút người tiêu dùng và gia tăng nhận diện thương hiệu. Vị trí hoạt động của POSM thường ở các gian hàng quảng cáo, standee, tờ rơi, wobblers. Mọi phương thức POSM đều được triển khai ở các POP (Point of Sale) hoặc POS (Point of Purchase).

POSM

Standee

Trong đó:

  • POP (Point of Sale) là địa điểm mà người bán hàng sử dụng để giới thiệu sản phẩm, hàng hoá của mình cho khách hàng. Cụm từ này được nhìn từ góc độ của người bán.
  • POS (Point of Purchase) là cụm từ được nhìn từ góc độ của khách hàng. Nó bao gồm khu vực xung quanh điểm bán, nơi người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm và chương trình khuyến mãi của thương hiệu.

2. Mục Đích Sử Dụng POSM Trong Marketing

POSM có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và quảng bá doanh nghiệp. Đây là công cụ truyền thông hữu ích được doanh nghiệp sử dụng với mục đích lan tỏa thương hiệu, dịch vụ đến khách hàng. Từ đó doanh thu bán hàng sẽ được tăng lên nhanh chóng.

POSM không được trưng bày tại các quầy hàng, điểm bán. Nó chính là phương tiện truyền thông trực tiếp và thân thiện nhất đến người tiêu dùng.

2.1. Tăng Nhận Diện Thương Hiệu

POSM là một phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Thiết kế POSM ấn tượng cho thấy tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Điều này giúp khách hàng tin tưởng hơn đối với doanh nghiệp của bạn.

POSM

POSM giúp tăng nhận diện thương hiệu

2.2. Truyền Tải Thông Điệp Đến Khách Hàng

Quảng cáo truyền thông qua POSM mặc dù đã cũ nhưng vẫn cực kỳ hiệu quả. POSM chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách trực quan và gần gũi hơn. 

2.3. Tác Động Đến Hành Vi Mua Sắm Của Khách Hàng

Thiết kế POSM đẹp mắt, chuyên nghiệp giúp khách hàng ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu lâu hơn. Khi bị hấp dẫn bởi các thông tin, hình ảnh trên ấn phẩm khách hàng sẽ muốn tìm hiểu về thương hiệu và quyết định mua hàng nhanh chóng.

POSM

Thiết kế POSM đẹp mắt giúp tác động tích cực đến hành vi mua sắm của khách hàng

2.4. Chi Phí Thấp, Hiệu Quả Cao

Không giống với các hình thức quảng cáo, tiếp thị đắt đỏ như truyền hình, sự kiện, hội thảo, và Ads. Doanh nghiệp không cần chi quá nhiều tiền để lên ý tưởng, thiết kế, in ấn POSM. 

Bên cạnh đó, các ấn phẩm này có thể tái sử dụng nhiều lần, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, và di chuyển. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

3. Thiết Kế POSM: Những Lưu Ý Quan Trọng

Khi thiết kế POSM, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Làm nổi bật thông điệp cần truyền đạt đến khách hàng. Bao gồm các thông tin như: Giảm giá, ưu đãi, tính năng sản phẩm, lợi ích khách hàng nhận được.
  • Các thông điệp ngắn gọn nhưng có khả năng truyền đạt cao và kích thích nhu cầu của người dùng.
  • Đưa mã QR vào các ấn phẩm để tăng độ tin cậy và hiệu quả điểm bán. Đồng thời, thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng.
  • Lựa chọn màu sắc ấn tượng, đồng bộ với các bộ phận khác của thương hiệu như: Sales kit, văn phòng phẩm, ấn phẩm marketing, bộ nhận diện thương hiệu,...
  • Đo lường đối tượng khách hàng mục tiêu, và thiết kế POSM nhắm riêng đến họ.

10 Loại POSM Phổ Biến Nhất

Để tăng nhận diện thương hiệu, bạn có thể áp dụng một số loại POSM phổ biến dưới đây:

1. Poster

Poster là ấn phẩm được các doanh nghiệp lựa chọn để truyền tải thông điệp đến khách hàng bằng hình ảnh, từ ngữ, đồ hoạ. Phương thức tiếp thị của Poster là dán dọc tường, cửa sổ, thông điệp gần gũi, ấn tượng, thu hút người nhìn.

Poster rất được các nhà bán lẻ, shop thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng thiết bị điện tử được ưa chuộng. Những poster kích thước lớn được sử dụng ở khu vực tòa nhà, đường quốc lộ để thu hút sự chú ý của khách hàng.

2. Danglers

Danglers là các thiết kế được treo trên trần của cửa hàng, siêu thị và trung tâm thương mại. Mục đích của Danglers là thu hút tầm nhìn của khách hàng từ xa và ở trên cao. Nội dung của ấn phẩm là các chương trình khuyến mãi, hình ảnh sản phẩm, thông tin về tính năng nổi bật của sản phẩm.

3. Leaflet

Leaflet giúp truyền tải thông tin sản phẩm hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Leaflet thường được in trên khổ giấy A4 hoặc A5 giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin ngay cả khi đang di chuyển. 

Hình thức POSM này thường được sử dụng ở các đại lý, rạp chiếu phim, cửa hàng bán lẻ, sự kiện, triển lãm hoặc tờ rơi quảng cáo.

4. Standees

Standee là ấn phẩm thường thấy ở các sự kiện, hội chợ, triển lãm, khai trương cửa hàng, gian hàng mới ở các trung tâm mua sắm. Standee thường có kích thước 0.6*1.6m hoặc 0.8*1.8m, dễ dàng mang theo khi cần di chuyển.

5. Stickers

Các loại nhãn dán, Sticker ngộ nghĩnh dán trên sản phẩm hoặc kệ trưng bày thường. Nó thường gây ấn tượng với khách hàng bở sự kích thước nhỏ nhắn, dễ thương và chứa thông điệp khuyến mãi, thông tin sản phẩm ngắn gọn.

6. Booths

Booth là khu vực nhân viên bán hàng sử dụng để tư vấn sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Mỗi Booth bán hàng thường có 2 - 4 nhân viên phụ trách.

Vai trò của Booth là thu hút khách hàng chú ý đến các sản phẩm mới, mini game hoặc chương trình khuyến mãi của thương hiệu. Các nhãn hàng thường lập Booth tại trường học, siêu thị, công ty hoặc các trung tâm thương mại.

7. Divider

Divider là loại POSM được sử dụng nhiều ở các siêu thị để thu hút khách hàng và phân chia sản phẩm. Bên cạnh đó, nó còn giúp nhà bán lẻ tiết kiệm tối đa diện tích trưng bày hàng hoá. Đồng thời giúp khách hàng dễ dàng di chuyển và tìm kiếm sản phẩm.

8. Wobbler

Wobbler được ứng dụng rộng rãi tại các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, nhà thuốc, shop thời trang, và mỹ phẩm. Nội dung của Wobbler thường ngắn gọn, ấn tượng, thu hút và bắt mắt. Ấn phẩm này thường được đặt trên mặt bàn. Phần đế là nhựa mica, có lò xo nối với đế và in thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mại.

9. Gondola End

Đây là phần đầu của kệ trưng bày sản phẩm, thường xuất hiện ở các siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Nhiệm vụ của Gondola end là quảng bá thương hiệu và thông báo về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi khi mua sắm.

10. Check-out Counter (COC)

Đây là giá đựng sản phẩm tiện ích ở gần quầy thanh toán. COC trưng bày các sản phẩm nhỏ như đồ ăn vặt, kẹo cao su, socola,...Hoặc các sản phẩm dễ bị bỏ quên khi mua sắm. Đến quầy thanh toán khách hàng có thể nhìn thấy và mua thêm.

Xây Dựng Chiến Lược POSM Thu Hút Khách Hàng

Để xây dựng chiến lược POMS hiệu quả bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

POSM

1. Tối Ưu Hóa POSM Để Tăng Doanh Số

Khi thiết kế POSM bạn cần lưu ý:

  • Phối hợp tinh tế giữa POSM với hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
  • Quan sát và đo lường hành vi mua sắm và những sản phẩm khách hàng chú ý.
  • Thông điệp trên POSM phải ngắn gọn, độc đáo, sáng tạo và dễ hiểu.
  • Tạo sự khách biệt POSM. Mỗi sản phẩm có điểm nhấn riêng để kích thích nhu cầu mua sắm.
  • Thường xuyên thay đổi vị trí đặt POMS để tạo cảm giác mới lạ.
  • Sắp xếp lại vị trí sản phẩm để khách hàng cảm thấy hưng phấn hơn khi mua sắm.

2. Thúc Đẩy Mua Hàng Bằng Visual Merchandising

Visual merchandising là khái niệm dùng để chỉ việc bài trí cửa hàng, trưng bày sản phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Thúc đẩy khách mua nhiều hơn để tăng doanh thu bán hàng.

POSM

Để bài trí cửa hàng ấn tượng, đầu tiên bạn phải thấu hiểu khách hàng. Biết được khách hàng của mình là ai, hành vi mua sắm của họ. Sau đó đối chiếu với mục đích của thương hiệu là muốn khách mua sản phẩm nào? Hay họ muốn có thêm trải nghiệm mới để quyết định visual phù hợp.

Thứ hai, là phải xây dựng tính cách thương hiệu. Đó có thể là cảm giác thời thượng hoặc tính ứng dụng. Bài trí cửa hàng theo cá tính thương hiệu.

Cuối cùng là tận dụng khoảng diện tích “hái ra tiền” ở khu vực trưng bày sản phẩm. 

Chú trọng bài trí các khu vực ăn khách để kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn.

Phần Mềm FieldCheck Giúp Tối Ưu Hóa Quản Lý Trưng Bày

Tương tự như các loại hình POSM truyền thống, FieldCheck cũng có vai trò thúc đẩy lan tỏa thương hiệu và hỗ trợ gia tăng doanh số cho chuỗi cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, FieldCheck mang đến nhiều lợi ích vượt trội hơn, bởi đây là ứng dụng phần mềm công nghệ hoạt động trên các thiết bị điện tử.

Bên cạnh các chức năng quản lý nhân sự, quản lý tài chính, tính toán huê hồng tự động. FieldCheck còn có chức năng tối ưu hoá quản lý trưng bày sản phẩm trên website, sàn thương mại điện tử và điểm bán offline.

Với tính năng quản lý trưng bày, FieldCheck giúp nhà quản trị dễ dàng nắm bắt thông tin cụ thể ở từng điểm bán mà không bị giới hạn thời gian, địa điểm.

POSM

FieldCheck là phần mềm quản lý trưng bày tốt nhất hiện nay

Phần mềm mang đến nhiều lợi ích có thể kể đến như:

  • Quản lý nhân viên thị trường bằng ứng dụng trên điện thoại di động.
  • Quản lý trưng bày sản phẩm, gian hàng thông qua hình ảnh, báo cáo của nhân viên trên hệ thống.
  • Kiểm soát hoạt động trưng bày và giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng.
  • Thiết lập chương trình trưng bày theo tiêu chuẩn cài đặt sẵn.
  • Check-in/check-out tại điểm bán và cập nhật thông tin liên tục theo thời gian thực.
  • Ghi nhận độ bao phủ thị trường và lượng hàng off-take để bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, ứng dụng còn giúp nhà quản lý chấm điểm gian hàng theo tiêu chí chi tiết và cung cấp cập nhật báo cáo liên tục theo thời gian thực.