Trên thị trường hiện nay phần mềm SaaS không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, có không ít nhà quản trị vẫn cảm thấy bối rối khi sử dụng và mơ hồ về khái niệm SaaS platform là gì?

Thực tế, khi tiến hành số hoá doanh nghiệp và ứng dụng phần mềm quản lý nào đó, thì dịch vụ được nhắc tới có thể là SaaS. Cụ thể đó là một dạng phần mềm dịch vụ dưới nền tảng SaaS.

Nếu bạn còn phân vân việc ứng dụng phần mềm SaaS cho doanh nghiệp thì tham khảo ngay gợi ý từ FieldCheck. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ Saas platform là gì? Và những lợi ích khi sử dụng.

SaaS - Software As A Service Là Gì?

SaaS hay điện toán đám mây đang là mô hình được các tập đoàn hàng đầu trên thế giới lựa chọn trong chuyển đổi số. Vậy SaaS - Software as a Service là gì? Đây có phải là một loại phần mềm dạng dịch vụ?

SaaS là tên viết tắt của thuật ngữ Software-as-a-Service. Đây là một loại phần mềm dịch vụ dạng điện toán đám mây giúp lưu trữ dữ liệu tập trung qua Internet. Mô hình SaaS phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tối ưu hoá quy trình vận hành và quản lý.

Một số ứng dụng SaaS quen thuộc với thị trường như:

  • Phần mềm nền tảng web
  • Phần mềm theo yêu cầu
  • Phần mềm được lưu trữ

SaaS là gì

Phần mềm SaaS được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp (Theo BetterCloud)

Phần mềm dạng dịch vụ SaaS lưu trữ các ứng dụng trên điện toán đám mây và cung cấp cho khách hàng qua Internet. Trong mô hình này, nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) có thể ký hợp đồng với bên thứ thứ ba (nhà cung cấp đám mây) để lưu trữ ứng dụng.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp phần mềm cũng có thể ký hợp đồng với các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft để tối ưu hoá lợi ích và tính năng của sản phẩm.

SaaS cùng với infrastructure as a service (IaaS) (tạm dịch: Dịch vụ cơ sở hạ tầng) và platform as a service (PaaS) (tạm dịch: Nền tảng như một dịch vụ) là ba danh mục chính của điện toán đám mây.

Loại phần mềm này sở hữu các tính năng vô cùng đa dạng từ giải trí cá nhân đến công cụ CNTT nâng cao. Ứng dụng được tiếp thị cho cả doanh nghiệp B2B hoặc B2C trên thị trường.

SaaS Hoạt Động Như Thế Nào?

SaaS hoạt động qua mô hình điện toán đám mây. Nhà cung cấp phần mềm lưu trữ ứng dụng, dữ liệu liên quan trên máy chủ. Cơ sở dữ liệu, tài nguyên mạng, máy tính riêng hoặc có thể là ISV ký hợp đồng với nhà cung cấp để lưu trữ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu.

Ứng dụng cho phép truy cập trên mọi thiết bị kết nối Internet. Thông thường phần mềm được truy cập qua trình duyệt Web. Các công ty sử dụng SaaS không được tự ý thiết lập và bảo trì phần mềm.

Bởi đây là giải pháp được tạo sẵn, doanh nghiệp chỉ cần trả phí đăng ký là có quyền truy cập ứng dụng. SaaS có mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng và các mô hình phân phối phần mềm theo yêu cầu.

Đây là nơi để nhà cung cấp lưu trữ phần mềm của khách hàng và phân phối đến người tiêu dùng cuối phê duyệt qua Internet. Trong mô hình SaaS, doanh nghiệp sẽ được cấp quyền truy cập dựa trên web vào một bản sao duy nhất của ứng dụng được nhà cung cấp tạo riêng.

Ứng dụng này được gọi là phần mềm theo yêu cầu, chạy trên máy chủ của nhà cung cấp SaaS. Nó mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

SaaS Platform Là Gì

SaaS mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

Sự Hội Nhập Của SaaS Trên Toàn Thế Giới

Phần mềm SaaS đang được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên toàn thế giới.

Một số phần mềm chiếm thị phần lớn đến từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu như: Microsoft, Servicenow, Dropbox, Google, Amazon Web Service,... Có thể nói SaaS đang độc chiếm thị trường công nghệ ở thời điểm hiện tại.

Điều này nói lên rằng cơ hội và tiềm năng của ngành công nghệ phần mềm SaaS đang ngày càng rộng lớn. Trong tương lai nó sẽ trở thành “bá chủ” thị trường CNTT nếu biết cách tận dụng tối ưu Internet vạn vật.

Kiến Trúc SaaS

SaaS thường sử dụng một phiên bản duy nhất chạy trên máy chủ lưu trữ để phục vụ cho từng khách hàng đăng ký hoặc thuê trên ứng dụng đám mây. Phần mềm chạy trên một phiên bản và cấu hình duy nhất cho tất cả khách hàng.

Nghĩa là các khách hàng đăng ký đều chạy trên một phiên bản đám mây được lập trình cơ sở hạ tầng và nền tảng chung. Tuy nhiên mọi dữ liệu từ các khách hàng vẫn được tách riêng và bảo mật.

Trong quá trình sử dụng SaaS, nhà cung cấp dịch vụ có thể quản lý, bảo trì, cập nhật, sửa lỗi nhanh chóng và hiệu quả. Các kỹ sư có thể thực hiệu thay đổi cần thiết cho mọi khách hàng bằng cách duy trì phiên bản phần mềm chung.

SaaS Platform Là Gì

SaaS platform dựa vào công nghệ điện toán đám mây

Nâng Cao Hiệu Suất Doanh Nghiệp Với SaaS

Nếu các phần mềm kinh doanh truyền thống được cài đặt trên máy tính cá nhân và cần quản trị viên để duy trì, cập nhật gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các bộ phận, thì SaaS có tác dụng khắc phục mọi nhược điểm đó.

#1. Áp Dụng SaaS Vào Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

SaaS giúp lưu trữ dữ liệu và xử lý nhanh chóng bằng các tính năng có sẵn trên Internet. Với ứng dụng này, các chương trình được tích hợp sắn trên trang Web hoặc ứng dụng.

Người dùng có thể quản lý mọi thứ liên quan bao gồm dữ liệu, bảo mật, tính khả dụng của thông tin, dung lượng và hiệu suất làm việc.

#2. SaaS Giúp Doanh Nghiệp Vận Hành Tốt Hơn

Nhiều người thắc mắc SaaS là gì? Có thực sự hiệu quả hay không? Thực tế mô hình này mang đến nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong vận hành và quản lý.

Với SaaS, thay vì phải cài đặt bảo trì phần mềm, người dùng chỉ cần đăng nhập trên điện thoại di động hoặc máy tính là có thể truy cập Internet. Bên cạnh đó, bạn có thể quản lý mọi thông tin liên quan đến ứng dụng, bao gồm: Tính bảo mật, tính khả dụng, dung lượng và hiệu suất.

SaaS giúp giảm áp lực cho bộ phận CNTT khỏi việc quản lý phần mềm, phần cứng phức tạp. Đồng thời, giải pháp này giúp tối ưu hoá các hoạt động để nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng khác.

Ưu Điểm Của Software As A Service – SaaS

Software as a service – SaaS tạo điều kiện cho quá trình lưu trữ, phân phối ứng dụng từ xa. Với SaaS, người dùng không cần sử dụng phần cứng hoặc phần mềm để cài đặt, bảo trì, nâng cấp ứng dụng. Quá trình truy cập ứng dụng dễ dàng chỉ cần thiết bị kết nối với Internet.

Bên cạnh điểm này, ứng dụng còn mang đến cho người dùng nhiều lợi ích ưu việt.

#1. Tiết Kiệm Chi Phí Cho Doanh Nghiệp

Ứng dụng SaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm, tối ưu chi phí vận hành chẳng hạn như:

  • Tiết kiệm tiền thuê mặt bằng
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tối ưu chi phí nhân lực
  • Giảm chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội

Các giải pháp SaaS không cần cài đặt và chạy trên hệ thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm (1) chi phí mua giấy phép phần mềm, (2) chi phí lắp đặt phần cứng cho cơ sở dữ liệu mới và (3) chi phí bảo trì hoặc hỗ trợ phần mềm trong quá trình sử dụng.

SaaS là gì

SaaS giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Đặc biệt gói Freemium trong các mô hình SaaS cho phép khách hàng dùng thử miễn phí một số tính năng cơ bản. Bạn chỉ cần trả phí khi muốn sử dụng thêm các tính năng nâng cao; đồng thời, có thể ngừng sử dụng dịch vụ khi không cần thiết.

Với ứng dụng SaaS, doanh nghiệp chỉ cần mất 2 ngày để lập tài khoản và đào tạo nhân viên sử dụng, thay vì mất vài tháng khi ứng dụng phần mềm truyền thống.

#2. Các Tính Năng Phần Mềm Tốt Nhất Luôn Được Cập Nhật

Nhà cung cấp luôn đảm bảo hệ thống máy chạy tốt và chịu toàn bộ trách nhiệm cho quá trình bảo mật dữ liệu, xử lý lỗi phát sinh, v.v.

Doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ các tính năng của ứng dụng từ việc nâng cấp tính năng cũ, cập nhật tính năng mới, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa trong quy trình quản lý.

#3. Dễ Dàng Sử Dụng Ở Mọi Lúc Mọi Nơi

Người dùng có thể truy cập ứng dụng từ mọi thiết bị và trình duyệt kết nối Internet. Khi đăng ký sử dụng phần mềm doanh nghiệp được tạo thêm nhiều tài khoản cho nhân viên theo gói đăng ký.

Nhân viên có thể làm việc cùng nhau chỉ cần đăng nhập ứng dụng mà không cần đến văn phòng làm việc.

SaaS Platform là gì

Dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi

#4. Lưu Trữ

Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, mọi thay đổi đều được cập nhật ngay khi thực hiện mà không cần phải save. Các bản sao lưu mới nhất được cập nhật trên thiết bị. Ngoài ra, giải pháp này còn cho phép lấy lại dữ liệu cũ chỉ với vài thao tác đơn giản.

Những Thách Thức Và Rủi Ro Của SaaS

Một số rủi ro và thách thức tiềm ẩn của SaaS có thể kể đến như:

  • Các vấn đề ngoài tầm kiểm soát của khách hàng khi phát sinh sự cố gián đoạn dịch vụ
  • Nhà cung cấp áp đặt thay đổi với các dịch vụ cung cấp hay vi phạm bảo mật, v.v.
  • Khách hàng mất quyền kiểm soát khi ứng dụng được cập nhật mới
  • Gặp khó khăn khi chuyển đổi sang nhà cung cấp dịch vụ khác
  • Rủi ro về bảo mật

Bảo Mật Và Quyền Riêng Tư SaaS

Khi sử dụng SaaS các doanh nghiệp thường có dẽ dặt nhất định về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư. Một số mối quan tâm bao gồm:

  • Mã hoá, quản lý khoá
  • Quản lý danh tính và truy cập
  • Giám sát an ninh
  • Ứng phó sự cố
  • Bảo mật dữ liệu

SaaS So Với IaaS và PaaS

Cả SaaS, IaaS và PaaS đều liên quan đến nhà cung cấp đám mây. Cung cấp tài nguyên trung tâm dữ liệu cho khách hàng quan Internet. Điểm khác biệt của 3 mô hình là mức độ hoàn chỉnh sản phẩm, trong đó:

  • SaaS là ứng dụng hoàn chỉnh, được quản lý đầy đủ. Người dùng không cần phải tải bất kỳ phần mềm mài. Nhà cung cấp có trách nhiệm xử lý bảo trì, nâng cấp, hỗ trợ, bảo mật, v.v.
  • IaaS thuê ngoài các tài nguyên của trung tâm dữ liệu. Nhà cung cấp lưu trữ các thành phần cơ sở hạ tầng như máy chủ, phần cứng mạng, tài nguyên ảo hoá. Ngường dùng dịch vụ phải tự quản lý sử dụng dữ liệu, ứng dụng và hệ điều hành.
  • PaaS cung cấp nền tảng phát triển và các công cụ được lưu trữ bởi trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng không phải quản lý hệ điều hành nhưng phải quản lý ứng dụng và sử dụng dữ liệu.

so sánh SaaS với PaaS và IaaS

SaaS so với IaaS và PaaS

Dấu Hiệu Cho Thấy Doanh Nghiệp Sẵn Sàng Áp Dụng Phần Mềm SaaS

Có 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng sử dụng phần mềm SaaS, bao gồm:

  • Mong muốn mở rộng khả năng tích hợp phần mềm: Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp triển khai những tính năng mở rộng và tích hợp phù hợp với quy mô phát triển hiện tại.
  • Tiết kiệm ngân sách và cơ cấu giá đơn giản: Cắt giảm chi phí duy trì, vận hành phần mềm truyền thống. Hoặc giữ nguyên chi phí phần mềm trong phạm vi ngân sách cố định.
  • Nhu cầu về phần mềm mở rộng và linh hoạt: SaaS tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Với SaaS doanh nghiệp có thể tự lựa chọn những ứng dụng cần thiết. Đồng thời lựa chọn các tính năng phù hợp cho mục đích phát triển trong tương lai.
  • Doanh nghiệp cần hỗ trợ lực lượng lao động từ xa: Với SaaS nhân viên ở khắp mọi nơi đều có thể sử dụng chung hệ thống phần mềm để giao tiếp, xử lý công việc, làm việc nhóm hoặc bán hàng,...
  • Thúc đẩy tính di chuyển linh hoạt: Với SaaS, người dùng có thể chủ động làm việc, truy cập trực tiếp vào phần mềm và các công cụ bằng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc laptop,...Thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt giúp gia tăng hiệu suất cho doanh nghiệp.

FieldCheck - Phần Mềm SaaS Platform Bạn Đang Tìm Kiếm Cho Doanh Nghiệp

Trên thị trường hiện nay, FieldCheck là một trong những phần mềm SaaS được các doanh nghiệp đánh giá cao nhờ nhiều tính năng nổi bật như:

  • Kiểm soát số lượng hàng hoá và quản lý nhân viên dễ dàng
  • Ghi nhận số lượng sản phẩm trong kho
  • Tính huê hồng
  • Chấm công, hỗ trợ giao việc

Mọi hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin, quản lý,...đều được thực hiện online, không bị giới hạn thời gian và địa điểm.

SaaS

FieldCheck - Phần mềm SaaS bạn đang tìm kiếm cho doanh nghiệp

Trên đây là một số thông tin cho biết SaaS platform là gì? Nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đặt lịch sớm.