Khi doanh nghiệp vận hành thành công một cửa hàng, thì một trong những bước tiếp doanh nghiệp nhắm đến là mở rộng việc kinh doanh bằng cách xây dựng chuỗi cửa hàng. Vậy tại sao xây dựng chuỗi các cửa hàng ?

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Phát triển chuỗi cửa hàng giúp tăng doanh số

Phát triển quy mô chuỗi cửa hàng đồng có thể giúp tăng doanh số bán hàng, nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Tuy nhiên, xây dựng chuỗi cửa hàng cũng có một số rủi ro nhất định. Nhưng nếu doanh nghiệp trang bị đầy đủ nền tảng cần thiết, những vấn đề xảy ra đều có thể được giải quyết. Hãy cùng FieldCheck điểm qua những bí quyết giúp xây dựng chuỗi cửa hàng hiệu quả nhé!

Tại Sao Xây Dựng Chuỗi Các Cửa Hàng?

Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua những lợi thế khi mở rộng việc kinh doanh thành chuỗi cửa hàng.

Phát triển thị trường, gia tăng doanh số

Dễ thấy nhất là việc phát triển chuỗi cửa hàng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường đồng thời tăng được doanh số thu được so với chỉ kinh doanh một cửa hàng như trước đây.

Triển vọng này càng cao khi mà thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng sôi động. Để biết thêm về sự phát triển của ngành bán lẻ tại Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nhận thức được rằng lợi nhuận thu được chưa chắc sẽ tăng theo doanh số khi mở rộng thành chuỗi. Lý do là vì quy mô càng lớn thì chi phí trong vận hành cũng tăng theo.

Nếu bạn không có quy trình làm việc hay quản lý hợp lý cho doanh nghiệp, rất có thể bạn sẽ chịu nhiều rủi ro.

Lợi thế về giá nhập nhờ mua hàng với số lượng lớn

Khi sở hữu chuỗi cửa hàng, bạn có thể triển khai các chương trình khuyến mãi dễ dàng hơn vì (1) bạn nhận được giá hấp dẫn khi mua số lượng lớn; (2) thương lượng với nhà cung cấp hỗ trợ về giá cho các chương trình khuyến mãi của bạn.

Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, giảm chi phí quảng cáo

Như bạn biết, khi một nhãn hàng xuất hiện phổ biến khắp mọi nơi trên thị trường thì số lượng người biết đến thương hiệu cũng tăng lên. Nhờ đó, dù bạn không chạy các chương trình tiếp thị trên truyền hình, nhưng vẫn gia tăng được mức độ nhận diện thương hiệu.

Bạn sẽ vừa tiết kiệm chi phí chạy quảng cáo vừa có thể khiến nhiều người biết đến nhãn hàng của mình.

Gia tăng giá trị thương hiệu

Yếu tố này cũng có thể được xem là kết quả của việc gia tăng nhận diện thương hiệu. Thương hiệu của bạn càng phổ biến thì giá trị cũng theo đó tăng lên đáng kể. Đây cũng được xem là một loại tài sản cho doanh nghiệp.

Để có thể duy trì hay phát triển tài sản này, bạn cần đảm bảo chất lượng hoạt động trong chuỗi cửa hàng từ sản phẩm, giá cả đến chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình với doanh nghiệp

Một trong những phương thức xây dựng chuỗi cửa hàng thịnh hành hiện này là “franchise” (hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu). Như các bạn có thể thấy, các cá nhân tổ chức tham gia vào nhượng quyền thương hiệu thường có các đặc điểm khác nhau.

Điều này phần nào sẽ gây khó khăn trong việc duy trì chất lượng trên toàn chuỗi cửa hàng.

Ví dụ, chỉ cần có một cửa hàng nhượng quyền làm không tốt khi cung cấp sản phẩm và phục vụ khách hàng, giá trị thương hiệu cũng ảnh hưởng theo như hiệu ứng domino.

Phân tích những vấn đề tồn tại trong kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ

Năng lực tổ chức chuỗi cửa hàng không lớn mạnh

Khi vận hành một chuỗi cửa hàng bất kỳ, một trong yếu tố quan trọng đó là tính nhất quán trên toàn hệ thống: giá sản phẩm, trưng bày, trang phục, và phương thức thanh toán.

Vấn đề này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Nhiều chuỗi bán lẻ hiện này còn chú trọng đến số lượng cửa hàng thay vì tập trung vào chất lượng.

Chiến lược này bằng cách này hay cách khác sẽ tạo sức ép vô hình lên doanh nghiệp: (1) vốn lưu động và (2) nguồn cung cấp thương phẩm để phân bổ đến hết toàn bộ chuỗi cửa hàng.

Chưa kể đến, một số không xây dựng một quy trình làm việc và quản lý hoàn chỉnh, khiến các cửa hàng hoạt động không đồng nhất. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu trên thị trường, kéo theo sự sụt giảm về giá trị thương hiệu.

Quản lý chi nhánh không tốt

Như có đề cập ở ý bên trên, mô hình chuỗi bán lẻ cần có sự đồng nhất trong bộ máy hoạt động. Nói cách khác, mỗi cửa hàng trong chuỗi đều cần phải thể hiện thật tốt phần việc của mình.

Chỉ cần một cửa hàng đánh mất niềm tin của khách hàng thì uy tín của toàn bộ chuỗi cửa hàng cũng bị ảnh hưởng theo.

Ngoài ra, vì hiện tại chuỗi cửa hàng bán lẻ vẫn còn mang hơi thở truyền thống khi mà các công việc vẫn phải thực hiện trên giấy, như khảo sát chất lượng cửa hàng, chấm công, v.v.

Chính vì vậy, khâu quản lý có thể gặp khó khăn trong việc kiểm tra, theo dõi hoạt động của từng cửa hàng, nhân viên và doanh số bán hàng. Nguyên nhân là do các công việc giấy thường tốn rất nhiều thời gian để xử lý chưa kể đến việc thiếu sót dữ liệu thu thập được.

Ngoài ra, trong quá trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên bán hàng, cách quản lý dựa trên giấy bút truyền thống có thể dẫn đến sự kém minh bạch và cảm tính.

Đặt trường hợp nhân viên không cảm thấy hài lòng với kết quả đánh giá, điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa cấp quản lý và nhân viên vì không có số liệu, hay thống kê trực quan để có thể thể hiện rõ ràng cho kết quả đó.

Không đảm bảo số lượng hàng hóa ở mỗi cửa hàng

Gia tăng số lượng cửa hàng bán lẻ đồng nghĩa với việc tăng số lượng hàng hóa cung cấp. Quản lý số lượng sản phẩm đầy đủ mà vẫn đảm bảo chất lượng là một công việc không hề dễ dàng kể cả khi doanh nghiệp có hệ thống và quy trình làm việc rõ ràng.

Nói cách khác, các chuỗi cửa hàng bán lẻ mà thiếu hiệu quả trong quản lý sẽ càng gặp nhiều thử thách để đảm bảo số lượng hàng hóa cho mỗi cửa hàng.

Không thống nhất một tiêu chuẩn trưng bày, không thể hiện được hình tượng thương hiệu

Như có đề cập ở phần trên của bài viết, mô hình kinh doanh chuỗi bán lẻ cần có sự nhất quán để giúp tăng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc triển khai tiêu chuẩn trưng bày ở các cửa hàng.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

FieldCheck hỗ trợ quản lý trưng bày tại cửa hàng

Trước đây, chuỗi các cửa hàng khi thực hiện mẫu trưng bày sản phẩm mới phải chụp hình và gửi email để thông báo đến các cửa hàng. Tuy các cửa hàng vẫn có thể được thông báo và triển khai trưng bày theo email, nhưng việc này có thể mất thời gian và không đồng bộ.

Chưa kể cấp quản lý sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để gửi đến tất cả các cửa hàng trong chuỗi và khó có thể quản lý các tiêu chuẩn trưng bày cũ.

Không thu thập được thông tin và nhu cầu của khách hàng

Một vấn đề tồn tại trong một số chuỗi cửa hàng đó là không hoặc khả năng thu thập thông tin và nhu cầu khách hàng kém. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc thiếu nền tảng hỗ trợ thu thông tin cũng như quản lý dữ liệu khách hàng.
Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những vấn đề tồn đọng phía trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong mục bên dưới.

Chiến lược kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ

Thống nhất nhận diện thương hiệu (trưng bày, nhân viên)

Như đã đề cập, yếu tố quan trọng trong vận hành chuỗi cửa hàng bán lẻ là tính đồng nhất trong các hoạt đồng. Điều này có nghĩa là từ cách trưng bày sản phẩm, cửa hàng, đồng phục của nhân viên đều phải giống nhau trong chuỗi cửa hàng.

  • Việc cần phải làm đầu tiên là xây dựng chiến lược hợp lý và quản lý quy mô chuỗi. Ngoài ra, không nên chạy theo số lượng khi không có kế hoạch chi tiết. Bạn cần thu thập thông tin về thị trường, đồng thời lựa chọn địa điểm và quy mô các chi nhánh hợp lý.
  • Công việc tiếp theo là xây dựng tiêu chuẩn chuỗi cửa hàng sao cho đồng nhất. Mỗi cửa hàng đều cần cung cấp các sản phẩm và thiết bị giống nhau.
  • Bên cạnh đó, bố cục, bài trí và phục vụ trong hệ thống cửa hàng cũng cần giống nhau để khi khách hàng đến với cửa hàng nào đều thấy được tính đồng nhất trong quy chuẩn trưng bày và cách phục vụ.

Đây được xem là giải pháp giúp xây dựng nhận diện thương hiệu quả đối với người tiêu dùng.

Để có thể tối ưu hóa công việc này, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tích hợp tính năng hỗ trợ trưng bày. Công cụ sẽ giúp bạn tạo mẫu trưng bày trên nền tảng và nhanh chóng gửi đến thiết bị di động.

Nhờ đó, nhân viên có thể triển khai trưng bày nhanh chóng theo kế hoạch mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Tối ưu quy trình quản lý công việc

Khi mở rộng quy mô kinh doanh lên chuỗi cửa hàng thì chắc chắn rằng khối lượng công việc cũng tăng theo. Bộ máy càng phức tạp thì càng cần tinh giản hóa quy trình làm việc để giảm tải thời gian hoàn thành công việc.
Để có thể đạt được kết quả trong từng công việc như mong muốn và không bỏ sót bất kỳ công việc nào, cấp quản lý cần có kỹ năng và độ linh hoạt cao để có thể xử lý tất cả các công việc.
Tuy nhiên, kể cả khi năng lực quản lý của nhân sự cấp quản lý tốt như thế nào, thì về lâu dài cũng cần có công cụ hỗ trợ để giúp họ tối đa hóa năng suất làm việc của mình, chưa kể đến việc tiết kiệm khối lượng lớn thời gian dành ra.

Phần mềm quản lý công việc là một trong những giải pháp hiệu quả doanh nghiệp có thể sử dụng cho việc kinh doanh của mình.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Thống kê hiệu quả công việc thông qua biểu đồ

Phần mềm giúp bạn giải bài toán khó về đảm bảo chất lượng công việc thông qua hai cách: (1) minh bạch hóa quá trình giao nhận việc giữa cấp quản lý và nhân viên, theo đó có thể nắm rõ trách nhiệm của từng người trong công việc; (2) cho phép bạn lên kế hoạch công việc, bàn giao và quản lý trên cùng một nền tảng.

Điều phối số lượng nhân viên tiêu chuẩn ở cửa hàng

Để có thể quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả, sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ quy định một số lượng nhân viên tiêu chuẩn tại mỗi cửa hàng. Việc có quá nhiều nhân viên tại từng cửa hàng sẽ gây khó khăn lên quy trình quản lý.

Thay vì phân bổ quá nhiều nhân sự cho các cửa hàng, bạn có thể thử để máy móc hay ứng dụng công nghệ làm một phần công việc của con người.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Phân bổ số lượng nhân viên hợp lý đến cửa hàng

Luôn đảm bảo hàng hóa ở mỗi cửa hàng

Dĩ nhiên khi bạn kinh doanh cửa hàng thì quản lý hàng hóa là trọng tâm cần chú ý. Tiêu chí được đặt lên hàng đầu đó chính là vừa đảm bảo số lượng được cung ứng đến cửa hàng vừa đảm bảo chất lượng của hàng hóa.

Đầu tiên, để có thể theo dõi số lượng hàng có thể được cung cấp đến tất cả các cửa hàng hay không thì việc kiểm kê kho là đóng vai trò quan trọng. Việc theo dõi số lượng hàng hóa có trong kho hàng thường xuyên có thể giúp đảm bảo nguồn cung ứng cho cửa hàng. Khi có trường hợp thiếu hụt hàng hóa trong kho, nhân viên có thể báo cáo ngay lập tức để kịp thời bổ sung số lượng.

Trước đây, công việc kiểm kê kho thường được thực hiện trên giấy với các bảng checklist (danh sách kiểm tra). Tuy nhiên, phương pháp này sẽ dẫn đến một vấn đề, đó chính là việc lưu trữ giấy tờ kiểm tra để có thể kiểm tra sau.

Ngoài ra, việc kiểm tra dựa trên giấy còn gây khó khăn trong việc gửi kết quả kiểm kê đến các bên liên quan.

Hiện nay, nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu các danh sách kiểm tra kỹ thuật số (digital checklist) được tích hợp trong công cụ quản lý chuỗi cửa hàng.

Giải pháp này giúp giám sát viên có thể thực hiện công việc theo dõi và kiểm kê hàng hóa nhanh chóng và tiện lợi ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Kiểm kê hàng hóa dễ dàng với FieldCheck

Số liệu sau khi được nhập sẽ được đồng bộ ngay lập tức lên hệ thống, và được sử dụng để tạo các phân tích thống kê được thể hiện trên nền tảng.
Theo đó, Admin hay cấp quản lý có thể có cái nhìn bao quát về tình trạng hàng hóa, và tối ưu hóa quá trình cung cấp cấp hàng hóa đến cửa hàng.

Tại Sao Bạn Nên Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng?

Thống kê số lượng hàng hóa theo biểu đồ trên FieldCheck

Sẵn sàng hệ thống ghi nhận và thu thập thông tin khách hàng

Như có đề cập ở phần thực trạng, một số chuỗi cửa hàng chưa quan tâm đến vấn đề thu thập thông tin khách hàng để đưa ra các chương trình khách hàng thân thiết hay chăm sóc khách hàng.

phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng

Quản lý thông tin khách hàng trên FieldCheck

Bạn biết đấy các chương trình trên sẽ giúp tăng độ trung thành trong người tiêu dùng với cửa hàng, khiến họ cảm thấy gần gũi với nhãn hàng hơn. Từ đó, họ có thể sẽ mua sắm tại cửa hàng thường xuyên hơn.

Doanh số theo đó cũng tăng theo khi càng có nhiều khách hàng gắn bó với các cửa hàng trong chuỗi.

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng FieldCheck giúp đơn giản hóa quy trình thu thập và quản lý thông tin khách hàng. Nhân viên có thể sử dụng thiết bị của mình để nhập các thông tin của khách hàng.

Đặc biệt hơn, nền tảng này còn tính năng xác minh qua số điện thoại, giúp đảm bảo thông tin thu thập là chính xác. Dữ liệu khách hàng sau đó sẽ được ghi nhận trên hệ thống dựa trên thời gian thực.

Bạn có thể truy cập tính năng quản lý thông tin khách hàng trên FieldCheck dễ dàng. Dựa trên số liệu về số lượng mua hàng của khách, bạn có thể triển khai các chương trình tri ân khách hàng phù hợp, tạo sự gắn bó giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp.


Fatal error: Uncaught yii\web\HeadersAlreadySentException: Headers already sent in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 433. in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php:368 Stack trace: #0 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php(341): yii\web\Response->sendHeaders() #1 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/ErrorHandler.php(136): yii\web\Response->send() #2 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/base/ErrorHandler.php(288): yii\web\ErrorHandler->renderException(Object(yii\base\ErrorException)) #3 [internal function]: yii\base\ErrorHandler->handleFatalError() #4 {main} thrown in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 368