Trong lĩnh vực kinh doanh, các thuật ngữ như wholesale, retailer, hay distributor chắc cũng không còn mấy xa lạ gì với nhiều người. Đặc biệt, với những người mới bước chân vào làm kinh doanh, thì việc nắm vững các khái niệm trong kinh doanh sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quan về thị trường và phát triển con đường kinh doanh đúng đắn hơn. 

Hãy đọc bài viết sau để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng về wholesale, cũng như những khác biệt giữa thuật ngữ này với retailer và distributor.

wholesale là gì

Hình thức buôn bán hàng hóa khá phổ biến ở Việt Nam

Wholesale Là Gì?

Wholesale là một khái niệm khá quen thuộc trong nền kinh tế thị trường hiện nay, là hình thức bán buôn hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng lớn.

Tại Việt Nam, wholesaler hay người người bán buôn thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà phân phối (distributors) hoặc nhà sản xuất với số lượng lớn sản phẩm/ dịch vụ, sau đó bán lại với cho các cửa hàng nhỏ (retailers) hơn chứ họ không trực tiếp cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vẫn có những nhà bán buôn vừa kinh doanh hình thức bán sỉ - cung ứng hàng với số lượng nhiều mà cũng vừa kinh doanh hàng hóa nhỏ lẻ cho người mua hàng với mức giá bán lẻ.  

Nói chung, nhà bán buôn là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa và là một trong những chủ thể trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Tiếp theo, hãy cùng FieldCheck tìm hiểu về sự khác nhau giữa wholesale với hai chủ thể trung gian khác trong chuỗi cung ứng. 

Phân Biệt Wholesale Với Distributor Và Retailer

Distributor (Nhà Phân Phối)

Từ định nghĩa của wholesale, ta có thể thấy được các nhà bán buôn có mối quan hệ mật thiết với những nhà phân phối vì họ là bên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất để lấy hàng hóa và phân phối cho các nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc các đại lý bán hàng. Các đơn hàng từ nhà phân phối đến các chủ thể trung gian này thường phải là số lượng lớn với phần trăm chiết khấu cao cho một vài nhóm sản phẩm hoặc dựa trên tổng giá trị đơn hàng. Chính vì thế mà nhà phân phối nắm giữ một số lượng cực lớn loạt sản phẩm từ nhà sản xuất và có quyền quyết định mức giá cho nhà những nhà bán buôn/ bán lẻ.

wholesale là gì

Nhà phân phối sẽ lấy sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất

Khác với đại lý bán hàng, thường là các cá nhân hoặc công ty đại diện cho nhà phân phối để cung cấp sản phẩm đến khách hàng, nhà phân phối rất hiếm khi cung ứng hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng. 

Trừ một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức sản xuất và phân phối trực tiếp dịch vụ, hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào như lĩnh vực kinh doanh ẩm thực hay ngành F&B (dịch vụ nhà hàng và đồ uống).

Retailer (Nhà Bán Lẻ)

Các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ gọi chung là nhà bán lẻ. Đây là hình thức mua một nhiều mặt hàng với số lượng nhỏ hơn và bán lại cho người tiêu dùng. 

Những người bán lẻ có thể nhập hàng hóa, sản phẩm dịch vụ trực tiếp từ nhà phân phối hoặc mua từ các nhà bán buôn. Nhà bán lẻ muốn có lợi nhuận cao phải tìm kiếm nhà cung cấp có giá cạnh tranh và phải tìm hiểu những mặt hàng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ.

wholesale

Nhà bán lẻ có thể lấy hàng từ wholesalers hoặc distributors

Ví dụ, một nhà bán lẻ kinh doanh quần áo thời trang chủ yếu nhập nguồn hàng từ một nhà bán buôn nước ngoài (hàng Quảng Châu) vì giá thành vừa rẻ mà mặt hàng cũng chất lượng. Nhà bán lẻ này cũng có thể liên lạc với nhà phân phối của các hãng thời trang trong nước để nhận được giá tốt nhằm nâng cao lợi nhuận bán được từ sản phẩm. 

Như vậy, nhà bán lẻ chính là điểm dừng chân cuối cùng của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng/ người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

Trong khi đó, nhà bán buôn là những người có nhiều mối liên kết giữa các bên nhất - vừa là bên mua hàng từ nhà phân phối vừa là nhà cung cấp hàng hóa cho nhà bán lẻ. Các nhà phân phối cũng là một mắt xích quan trọng, giúp đưa sản phẩm của nhà sản xuất ra thị trường.  

Ba chủ thể này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một chuỗi cung ứng hàng hóa và tiêu dùng không thể tách rời.

Xem thêm: Quản lý chuỗi bán lẻ bằng phần mềm

Những Cơ Hội Dành Cho Wholesaler

Trong giai đoạn kỷ nguyên số hiện nay, nếu các nhà bán buôn biết tận dụng sức mạnh của Internet để tăng độ phủ sóng thương hiệu, họ sẽ giành được những lợi thế đáng kể. Đặc biệt với nhu cầu mua sắm ngày càng gia tăng trên các trang sàn thương mại điện tử, thì những cơ hội mới cũng mở ra với mô hình kinh doanh bán buôn hàng hóa.

wholesale

Cơ hội nào dành cho những người bán buôn?

Khả Năng Mở Rộng Doanh Nghiệp Nhanh

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp mở rộng hình thức kinh doanh từ bán lẻ sang bán buôn hàng hóa với số lượng lớn. Khi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu mua sắm đa dạng hơn thì nhiều chủ doanh nghiệp sẽ kết hợp kinh doanh bán sỉ và bán lẻ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ với đa dạng sản phẩm, dịch vụ. Nhờ vậy mà họ cũng sẽ giải quyết được vấn đề hàng tồn kho.

wholesale là gì

Cơ hội mở rộng kinh doanh

Thường thì các nhà bán buôn không cần phải tự mình quảng bá hay tìm cách để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà chỉ cần hệ thống nhà bán lẻ làm tốt, sản phẩm của bạn vẫn có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi. Sự phổ biến sản phẩm đó khiến càng nhiều nhà bán lẻ muốn hợp tác với bạn. Đây chính là hiệu ứng domino giúp cho công việc kinh doanh buôn bán của bạn ngày càng lớn mạnh hơn.

Drop-shipping

Là nhà bán buôn, bạn có thể tận dụng sức mạnh của hình thức bán hàng drop-shipping, một hình thức mà nhà bán lẻ không cần phải trữ hàng và lo các công đoạn lên đơn và vận chuyển.

Thay vào đó, người bán lẻ chỉ cần chuyển thông tin đơn hàng cho bạn, bạn chính là những người sẽ xử lý các công đoạn tiếp theo để đảm bảo sản phẩm đến được tay khách hàng.

wholesale là gì

Dropshipping là một hình thức rất có lợi cho wholesale

Bằng cách này, người bán lẻ sẽ không cần phải lo về vốn nhập hàng và vấn đề tồn kho, còn bạn sẽ có kênh kết nối trực tiếp đến người tiêu dùng thay vì thông qua nhà bán lẻ như trước đây, cùng với biên lợi nhuận trên mỗi sản phẩm cũng sẽ cao hơn.

Mở Rộng Quốc Tế

Với những nhà bán buôn sở hữu lượng hàng lớn với giá cả cạnh tranh, thì con đường kinh doanh toàn cầu của họ cũng trở nên dễ dàng hơn. Vì các doanh nghiệp bán buôn thường dễ chào hàng và đưa ra mức giá cạnh tranh với chi phí vận chuyển rẻ hơn khi giao hàng với số lượng lớn. 

Nhiều nhà bán lẻ cũng có thể bán sản phẩm của bạn ra nước ngoài, chỉ bạn chỉ cần hỗ trợ họ trong khâu giao hàng và cung ứng hàng hóa với mức chiết khấu phù hợp.

wholesale là gì

Việc sở hữu lượng hàng hóa lớn giúp bạn dễ mở rộng ra nước ngoài

Những Thách Thức Mà Wholesaler Phải Đối Mặt

Giữ Bản Sắc Thương Hiệu

Vì các nhà bán buôn thường không phải là kênh trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng nên đồng nghĩa với việc họ không thể kiểm soát được hoàn toàn cách nhà bán lẻ đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Việc người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hay tiêu cực về sản phẩm của bạn phụ thuộc phần lớn vào nhà bán lẻ. 

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác quyết định đến khả năng tiêu thụ của một hàng hóa, sản phẩm từ nhà cung cấp như chương trình khuyến mãi của nhà bán lẻ có phù hợp ko, hay việc trưng bày sản phẩm của nhà bán lẻ có thu hút khách hàng hay không.

wholesale

Nhà bán buôn rất khó để kiểm soát thương hiệu

Luôn Phải Có Chiến Lược Marketing Hợp Lý

Không thể trông đợi nhà bán lẻ lên chiến lược tiếp thị sản phẩm thay bạn, mà chính các nhà bán buôn sẽ phải có trách nhiệm marketing cho sản phẩm của mình bởi hai lý do: cần sự nhất quán trong việc truyền tải thông điệp và nhận diện thương hiệu của sản phẩm; và cần nổi bật hơn đối thủ để các nhà bán lẻ nhận ra bạn.

Tìm hiểu thêm: Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của brand marketing

Vì khách hàng của bạn là các nhà bán lẻ chứ không phải người tiêu dùng nên việc khiến cho thương hiệu của bạn được các nhà bán lẻ nhận diện là điều quan trọng.

wholesale là gì

Các nhà bán buôn cần một chiến lược tiếp thị hợp lý

Một chính sách tiếp thị hiệu quả cần có những yếu tố sau đây:

  • Xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu để nhập nguồn hàng về cho đúng đối tượng 
  • Bán những sản phẩm phù hợp với nhu cầu lớn của người tiêu dùng
  • Xây dựng và quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội một cách hiệu quả

Hệ Thống Kho Bãi Lớn Và Quản Lý Chặt Chẽ

Là nhà bán buôn, chắc chắn bạn phải trữ một lượng lớn hàng nên cần nhà kho lớn nên hãy đảm bảo rằng bạn có một không gian lưu trữ rộng lớn để tạo thuận lợi cho việc bán hàng.

Một thử thách khác đó là phải đảm bảo quy trình kho hàng của bạn được sắp xếp hợp lý và hiệu quả để giúp giảm thiểu bất kỳ lỗi đóng gói nào hoặc lãng phí thời gian tìm kiếm hàng hóa trong kho của bạn.

wholesale là gì

Nhà kho lớn là một thách thức của wholesalers

Xử lý số lượng lớn có thể phức tạp, chính vì thế, hãy tích hợp công nghệ vào quy trình quản lý kho để mọi việc diễn ra nhanh chóng và mọi thứ đến tay người tiêu dùng kịp thời.