Một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong bộ phận marketing của một doanh nghiệp chính là brand marketing. Với sự phát triển đáng kinh ngạc của truyền thông, công nghệ số và mạng xã hội, hoạt động này càng trở nên đa dạng hơn và ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú ý phát triển trong marketing hiện đại. 

Bên cạnh các khái niệm khác như trade marketing hay product marketing thì nhiều người vẫn thường nhầm lẫn các định nghĩa xoay quanh brand marketing. Vậy brand marketing là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào? 

Trước khi đi vào tìm hiểu tầm quan trọng và các bước xây dựng chiến lược brand marketing hiệu quả, hãy làm rõ các khái niệm trên trong lĩnh vực marketing.

brand marketing là gì

Brand marketing là gì?

Brand Marketing Là Gì?

Brand marketing trong tiếng Anh có nghĩa là tiếp thị thương hiệu, dùng để chỉ các hoạt động lên chiến lược tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. 

Nhiệm vụ của brand marketing bao gồm lên ý tưởng, lập kế hoạch chiến lược truyền thông, và truyền tải thông điệp của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Mục đích của những hoạt động trên là để tạo sự liên kết giữa các giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng đến nhằm thu hút tình cảm, sự quan tâm của người tiêu dùng với thương hiệu hay nhãn hàng đó. 

Có thể nói brand marketing cũng chính là quản trị thương hiệu. Không chỉ là việc giới thiệu tên sản phẩm đến với khách hàng, hoặc là đặt hình ảnh logo của doanh nghiệp ở nhiều nơi để nhiều người biết đến, mà quản trị thương hiệu còn tập trung vào việc nuôi dưỡng các giá trị và mục tiêu lâu dài của toàn bộ doanh nghiệp.

brand marketing

Tiếp thị thương hiệu chính là xây dựng niềm tin với khách hàng

Một thương hiệu tốt là thương hiệu có "tính cách" nhất quán và đáng tin cậy khi tiếp cận khách hàng. 

Điển hình những doanh nghiệp lớn như Samsung, Apple, Vinamilk, Cocacola, McDonald’s, đều phát triển thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt của họ. Với mỗi sản phẩm sẽ là một câu chuyện riêng hướng tới một phân khúc khách hàng cụ thể, nhưng tất cả các dòng sản phẩm đều có một điểm chung là mang cá tính đặc thù của thương hiệu mẹ.

Phân Biệt Brand Marketing Và Product Marketing, Trade Marketing?

Cả ba thuật ngữ trên đều là những từ chuyên ngành trong lĩnh vực tiếp thị và cũng là những khía cạnh quan trọng trong chiến dịch marketing của các doanh nghiệp. Mặc dù về bản chất, ba hoạt động tiếp thị này hoàn toàn khác nhau, nhưng vẫn có nhiều người đôi khi vẫn còn bối rối và hiểu nhầm giữa các khái niệm này với nhau.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về đối tượng, mục tiêu và các nhiệm vụ chính của trade marketing và product marketing.

Xem thêm: Chiến lược 4P Marketing và sự thay thế mô hình SAVE

Trade Marketing

Trade marketing được định nghĩa là tiếp thị thương mại, hay còn gọi là tiếp thị tại điểm bán. Là trung gian giữa bộ phận sales và marketing, tiếp thị thương mại đảm nhận vai trò thúc đẩy quá trình bán hàng các loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại các điểm bán hàng. 

Nhiệm vụ của tiếp thị thương mại là quyết định kênh phân phối và điểm bán; đồng thời, khuyến khích các đơn vị bán lẻ bán hàng; lên kế hoạch marketing và dự báo các chương trình xúc tiến bán khác nhau.

brand marketing là gì

Tiếp thị thương mại

Tiếp thị thương mại là tập trung vào các chiến dịch nhắm vào hành vi mua sắm của khách hàng thông qua các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, trưng bày sản phẩm, và các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại những vị trí, địa điểm bán hàng tiềm năng. 

Ví dụ, một công ty nước giải khát A vừa ra mắt dòng sản phẩm mới, nên đã lên chiến lược tiếp cận khách hàng bằng việc sử dụng chương trình tiếp thị (promotion campaign), hoặc để các nhân viên tiếp thị giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mới, dùng thử sản phẩm cũng như mời người mua hàng mua sản phẩm. 

Nếu như brand marketing hướng đến việc chinh phục trái tim và tâm trí người tiêu dùng (consumers), thì đối tượng của hoạt động trade marketing là người mua hàng (shoppers) và nhà bán lẻ, với mục tiêu giúp nhãn hàng chiến thắng tại điểm bán. 

Product Marketing

Trong khi đó, product marketing (tiếp thị sản phẩm) là quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, bao gồm việc xác định khách hàng tiềm năng, truyền tải đúng thông điệp của sản phẩm; ra mắt sản phẩm; và thúc đẩy nhu cầu cũng như quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

Nhiệm vụ chính của tiếp thị sản phẩm là:

  • nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm tạo ra chiến lược phù hợp và hiệu quả; 
  • sáng tạo nội dung để truyền tải chính xác và dễ hiểu thông điệp về sản phẩm;
  • tối ưu hóa doanh số bán hàng;
  • cập nhật và báo tiến độ của chiến lược tiếp thị.

brand marketing

Product marketing có mục tiêu gần giống với brand marketing

Product marketing chính là cầu nối giữa đội ngũ thiết kế sản phẩm và bộ phận marketing, có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, thu hút sự hứng thú của khách hàng, và gia tăng cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng phân khúc. 

Trái với tiếp thị thương mại là chú trọng phát triển các giá trị vô hình như tên doanh nghiệp hay logo, hình ảnh doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn. Tiếp thị sản phẩm tập trung xây dựng các chiến lược ngắn hạn để thúc đẩy những giá trị hữu hình là đồ vật, dịch vụ có thể cung cấp và mua bán/ trao đổi. 

Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Brand Marketing

Vậy các hoạt động của tiếp thị thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào trong việc đẩy mạnh thương hiệu và bán hàng?

Trước đây, phần lớn hoạt động marketing của một công ty, doanh nghiệp chỉ xoay quanh các vấn đề về sản phẩm, làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm và thu về được nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Thế nhưng với xu hướng chuyển dịch thần tốc của thị trường và tình hình kinh doanh ngày nay, quan điểm cũng những làm trong ngành tiếp thị cũng dần thay đổi. 

Họ biết rằng nếu chỉ tập trung vào sản phẩm hay doanh thu thì không thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường, cạnh tranh với các đối thủ của mình và thành công lâu dài. 

Một doanh nghiệp có giá trị thương hiệu tốt sẽ vô cùng có lợi trong việc tiếp cận thị trường, xây dựng được sự uy tín và danh tiếng tốt trong lòng người tiêu dùng. Khách hàng thời nay cũng không ngần ngại mà chi tiền cho những sản phẩm có thương hiệu. Từ đó, sản phẩm và dịch vụ của công ty cũng sẽ có giá trị cao hơn. 

Brand marketing chính vì thế mà có vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thậm chí tại nhiều doanh nghiệp lớn còn có đội ngũ làm về brand marketing riêng vô cùng chuyên nghiệp. 

Nike là một ví dụ thành công về việc xây dựng thương hiệu và có giá trị thương hiệu lâu dài. Các dịch vụ sản phẩm của họ nhắm đến sự đổi mới dành cho các vận động viên nghiêm túc với việc cung cấp trang phục thể thao để nâng cao hiệu suất của khách hàng.

brand marketing

Nike là thương hiệu được nhiều người trên thế giới biết đến

Thương hiệu và thông điệp của Nike tập trung vào việc trao quyền, từ khẩu hiệu “Just Do It” (Hãy làm đi) cho đến tên của nó gần giống với tên Nữ thần Chiến thắng trong tiếng Hy Lạp. 

Ngoài ra, các người mẫu và vận động viên của Nike luôn đang tập luyện với gương mặt không mỉm cười và vui vẻ. Vì Nike tập trung vào khái niệm đổi mới dành cho các vận động viên nghiêm túc để giúp họ thể hiện tốt nhất. 

Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Brand Marketing Hiệu Quả

Tiếp thị thương hiệu bao gồm 4 hoạt động chính: định vị khách hàng, xây dựng chiến lược brand marketing, triển khai chiến lược và đo lường kết quả thực hiện chiến lược. Trong đó, để có một hướng đi đúng cho doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược tiếp thị thương một cách hiệu quả.

brand marketing là gì

 Chiến lược tiếp thị thương hiệu rất quan trọng

Sau đây là các bước để bạn có thể xây dựng một chiến lược brand marketing bài bản. 

  • Bước 1: Thiết lập tầm nhìn và xác định mục tiêu chiến dịch
  • Bước 2: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực.
  • Bước 3: Phân khúc khách hàng bạn hướng đến.
  • Bước 4: Tạo ra một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu của bạn.
  • Bước 5: Phác thảo những lợi ích hấp dẫn mà thương hiệu bạn mang lại cho khách hàng.
  • Bước 6: Xác định rõ cảm giác, giá trị mà bạn muốn mang đến cho khách hàng.
  • Bước 7: Xây dựng câu chuyện và thông điệp thương hiệu.
  • Bước 8: Xây dựng logo và khẩu hiệu.
  • Bước 9: Tạo sự thống nhất giữa thương hiệu và các khía cạnh liên quan.
  • Bước 10: Triển khai chiến dịch, đo lường và điều chỉnh cần thiết.