Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn bày tỏ sự quan tâm đến 4P trong marketing. Đây được xem là mô hình tiếp thị phổ biến trên thị trường hiện nay, liên quan đến các yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp gồm: Product, Price, Place, và Promotion. 

Vậy 4P trong marketing là gì? Và làm thế nào để triển khai mô hình này hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy cùng FieldCheck tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay.

4p trong marketing

4P trong marketing

4P Trong Marketing Là Gì?

4P trong Marketing là viết tắt của 4 chữ: Product, Price, Place và Promotion.

1. Product

Product trong 4P trong marketing là sản phẩm hữu hình hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Một số vấn đề cần quan tâm khi đưa ra chiến lược sản phẩm.

sản phẩm trong 4p marketing

Sản phẩm trong 4P

1.1. Chiến Lược Nhãn Hiệu

Các đặt tên cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng mức độ ghi nhớ và động lực mua khách hàng.

Đặt tên theo cách riêng biệt: Mỗi sản phẩm nên được đặt tên khác nhau. Theo đó, uy tín doanh nghiệp không ràng buộc với sản phẩm và hạn chế rủi ro thương hiệu giữa sản phẩm. 

Thế nhưng, mỗi sản phẩm đi kèm với thương hiệu mới cần doanh nghiệp nỗ lực và dành nhiều tiền bạc hơn để người tiêu dùng công nhận và tin tưởng sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Công ty Tân Hiệp Phát đã cho ra mắt nhiều loại sản phẩm với cách đặt tên khác nhau như Trà Xanh Không Độ, Number 1, Dr. Thanh, v.v.

Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm: Cách đặt tên giúp khách nhớ nhóm sản phẩm một cách dễ dàng. Đặc biệt nếu sản phẩm ra đời trước của dòng sản phẩm được ưa chuộng thì các sản phẩm mới tiếp theo sẽ dễ dàng được chào đón vì khách hàng đã có ấn tượng tốt về sản phẩm.

Ví dụ: hãng Philips đặt tên chung cho tất cả các dòng sản phẩm của mình từ TV, bàn ủi, bóng đèn, v.v.

Đặt tên theo dòng sản phẩm: Phương pháp này giúp doanh nghiệp thuận tiện quảng bá sản phẩm cùng dòng. Tuy nhiên, khi xảy ra các sự cố về thương hiệu thì chắc chắn mức ảnh hưởng sẽ áp dụng cho toàn bộ dòng sản phẩm.

Ví dụ: P/S có dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng, dòng chăm sóc da Pond’s.

4p trong marketing

Cách đặt tên sản phẩm cũng ảnh hưởng đến nhãn hiệu

Kết hợp giữa tên sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp: Cách đặt tên này vừa sử dụng uy tín từ thương hiệu của doanh nghiệp, vừa tạo được dấu ấn cho sản phẩm. Đặc biệt, khi xảy ra bất kỳ vấn đề gì về thương hiệu sản phẩm, mức độ ảnh hưởng cũng ít hơn.

Ví dụ: Thương hiệu smartphone OPPO đã đặt tên cho từng sản phẩm của mình theo công thức OPPO + Tên smartphone.

1.2. Chiến Lược Tập Hợp Sản Phẩm

Để có được chiến lược 4P trong marketing đúng đắn đối với sản phẩm, doanh nghiệp cần nắm rõ tính chất của các sản phẩm và dịch vụ của mình cung cấp. Tốt nhất là vẫn cần lập bảng tập hợp tính năng của sản phẩm. Các đặc điểm cần có của bảng tập hợp về sản phẩm:

Chiều rộng: đây là bảng thông tin thể hiện cho dòng sản phẩm. Thông thường dòng sản phẩm sẽ có các sản phẩm liên quan hay có chung một số tiêu chí như chức năng, đặc điểm/cấu trúng, và khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ, công ty mỹ phẩm cho ra các dòng sản phẩm cho da mụn, da khô, dạ nhạy cảm, v.v.

  • Chiều sâu: biểu thị cho tổng số các tính chất khác của dòng sản phẩm (về màu sắc, kích cỡ, v.v). Ví dụ sản phẩm cho da khô có sản phẩm full size và sản phẩm cho mục đích du lịch.
  • Chiều dài: tổng số sản phẩm
  • Tính nhất quán cho sản phẩm: Đây là yếu tố thể hiện mức liên quan giữa sản phẩm về công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh và hệ thống phân phối.

Một doanh nghiệp mới có thể chỉ kinh doanh duy nhất một sản phẩm, nhưng để phát triển, doanh nghiệp sẽ phải mở rộng danh mục sản phẩm của mình để có độ phân bổ rủi ro tốt hơn.

Các yếu tố quyết định đến việc mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gồm có:

  • Khách hàng mục tiêu: Khi thực hiện bất kỳ việc mở rộng danh mục sản phẩm, doanh nghiệp cần đánh giá về đối tượng khách hàng để có hướng đi phát triển sản phẩm đúng đắn.
  • Tạo chiều sâu cho các dòng sản phẩm: Phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm.
  • Kéo dài dòng sản phẩm: Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phát triển số lượng sản phẩm có trong các dòng để giúp dòng sản phẩm trở nên hoàn chỉnh hơn.
  • Cải thiện tính đồng nhất cho dòng sản phẩm: Doanh nghiệp có thể dựa vào độ uy tín, năng lực và nguồn tài chính doanh nghiệp để thực hiện mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực hoàn toàn mới.

1.3. Chiến Lược Dòng Sản Phẩm

A. Thực hiện kéo dài dòng sản phẩm:

Một trong những chiến lược phổ biến được các thương hiệu phát triển hiện nay là việc cho ra mắt các dòng sản phẩm cao cấp trước sau đó mới mở rộng xuống các phân khúc sản phẩm thấp hơn.

Ngược lại, cũng có một số doanh nghiệp cho ra các sản phẩm ở phân khúc thấp với cấp độ tăng trưởng nhanh nhằm gia tăng thị phần một cách nhanh chóng ngay sau khi mới gia nhập thị trường. 

Tiếp theo đó, doanh nghiệp thực hiện bổ sung sản phẩm cao cấp hơn, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp kết hợp phát triển sản phẩm theo cả hai hướng: lên và xuống, hướng đến mở rộng hiện diện trên toàn thị trường.

Mở rộng dòng sản phẩm: Phát triển các sản phẩm mới cho dòng sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận, sẽ giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

B. Hạn chế dòng sản phẩm:

Bên cạnh việc bổ sung các sản phẩm mới cho dòng sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện loại bỏ các sản phẩm có lực cạnh tranh yếu và không thu hút khách để tập trung các nguồn lực cho các sản phẩm khác hiệu quả hơn.

2. Price

Chữ P thứ 2 đại diện cho giá thành của sản phẩm trong mô hình 4P trong marketing. Dựa trên lực cung cầu, lợi nhuận và chi phí mà doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược về giá thích hợp.

2.1. Chiến Lược Về Định Giá

Định giá cao: Sản phẩm theo đó sẽ được giới thiệu ở mức cao hơn  mức giá trung bình trên thị trường. Chiến lược này thích hợp cho khách hàng mục tiêu cao cấp.

Doanh nghiệp cần tập trung cho sản phẩm chất lượng cao, có tính độc đáo. Ngoài ra, các yếu tố như truyền thông, vị trí cửa hàng, trưng bày cũng thể hiện được yếu tố cao cấp cho dòng sản phẩm.

Định giá thấp: Trái ngược với chiến lược phía trên là chiến lược định giá thấp cho sản phẩm so với thị trường hoặc so với đối thủ.

Chiến lược này tận dụng năng lực sản xuất, cắt giảm chi phí tối đa. Phân khúc khách hàng cho sản phẩm này thường dễ bị tác động khi các sản phẩm khác có mức giá rẻ hơn, mà không cần cân nhắc nhiều về chất lượng sản phẩm.

2.2. Chiến Lược Cho Tập Sản Phẩm

Chiếc lược giá theo dòng sản phẩm: Định giá khác nhau cho các mặt hàng trên cùng dòng sản phẩm giúp thể hiện chất lượng và giá trị khác nhau đối với tâm lý khách hàng. 

Thang giá dòng sản phẩm xác định dựa theo khác biệt về kích cỡ, nhãn hiệu và tính năng, từ đó hướng đến các thị trường mục tiêu khác nhau.

Chiến lược giá theo sản phẩm chính và bổ trợ: Định giá sản phẩm bổ trợ phải đi kèm với sản phẩm chính. Sản phẩm chính thường sẽ có định giá thấp vì lợi nhuận thu về chủ yếu là nhờ sản phẩm bổ trợ được định giá cao.

3. Place

Một khâu khác quan trọng không kém trong 4P là Place có thể được hiểu là phân phối. Yếu tố này cung cấp sự luân chuyển, mang sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng. Ngoài ra, chính sách trung gian phân phối cũng ảnh hưởng lợi nhuận doanh nghiệp.

4p trong marketing

Kênh phân phối quan trọng với 4P

Sản phẩm có được tiêu thụ hay không phụ thuộc lớn đến các yếu tố như nhà sản xuất, khách hàng/người tiêu dùng và trung gian phân phối.

4. Promotion

Chữ P cuối cùng trong mô hình 4P trong marketing thuộc về việc tiếp thị thương mại, giữ vai trò quan trọng không kém so với các chữ P phía trên. Promotion giúp thúc đẩy mua-bán nhanh và mạnh hơn, mang lại vị thế cho doanh nghiệp trên thương trường.

4.1. Promotion Mix

Doanh nghiệp trong các giai đoạn quyết định một chiến lược kết các chương trình khuyến mãi, nhằm đạt được mục đích bán hàng và truyền thông.

khuyến mãi trong marketing

Thực hiện chiến lược khuyến mãi trong marketing

Các công cụ tiếp thị thường được sử dụng gồm có:

  • Quảng cáo: trực tiếp kêu gọi hành vi nào đó như mua, đăng ký, và download.
  • Khuyến mãi: kích thích người tiêu dùng mua và trở nên gắn bó với thương hiệu.
  • Bán hàng/chào hàng cá nhân: Đặc điểm khác biệt của chào/bán hàng cá nhân là tính riêng biệt của cá nhân, thông qua việc tạo quan hệ trực tiếp giữa đại diện chào/bán hàng với khách hàng.
  • PR: xây dựng hình ảnh tốt về nhãn hiệu và sản phẩm qua các câu chuyện thực tế, giúp kết nối thương hiệu với khách hàng.
  • Marketing trực tiếp: một trong những cách tiếp thị nữa là dùng cách thức trực tiếp để tiếp cận với khách hàng, cho phép họ phản hồi (góp ý, trả lời thư, đặt hàng).

6 Bước Phát Triển 4P Trong Marketing Mix

Để phát triển chiến lược 4P trong marketing tối ưu thì mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị các bước đi cụ thể để doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm và dịch vụ hiệu quả đến người tiêu dùng.

Xem thêm: Marketing mix - Giải pháp tiếp thị 4.0 hàng đầu

Bước 1: Xác định USP

Mỗi doanh nghiệp cần xác định cụ thể ngay từ bước đầu unique selling points của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình. Điều này rất hữu ích trong việc doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để tiếp cận với khách hàng của mình.

usp

USP

Bước 2: Xác Định Phân Khúc Khách Hàng Mục Tiêu

Doanh nghiệp muốn đưa các đề nghị với các insight khách hàng mục tiêu. Theo đó, việc tiếp thị của các dịch vụ và sản phẩm cũng dễ dàng hơn với doanh nghiệp.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp có thể xác định tốt khách hàng mục tiêu của mình gồm có:

  • Đối tượng mua sản phẩm & dịch vụ của bạn là ai?
  • Khó khăn họ được là gì?
  • Mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm từ doanh nghiệp?

Tìm hiểu: Phân khúc thị trường của Vinamilk

Bước 3: Nghiên Cứu Đối Thủ

Một trong những bước tiếp theo trong xây dựng chiến lược 4P trong marketing là nghiên cứu đối thủ để có các thông tin cần thiết, giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan và phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng.

4p trong marketing

Nghiên cứu đối thủ

Bước 4: Đánh Giá Kênh Phân Phối

Kênh phân phối được xem là nơi giúp các marketer nghiên cứu các kênh mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

Từ đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc tốt hơn trong lựa chọn hình thức tiếp thị và chọn kênh phân phối thích hợp.

Bước 5: Xây Dựng & Phát Triển Kênh Truyền Thông

Khi thiết lập mức giá hợp lý cho các sản phẩm, cũng như xác định được phân khúc khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện được các chiến lược 4P trong marketing hợp lý.

Các phương thức truyền thông lựa chọn cần đảm bảo được lợi ích và tính năng sản phẩm & dịch vụ. Ngoài ra, cần thu hút được một lực lượng lớn khách hàng mua sản phẩm doanh nghiệp.

Bước 6: Kiểm Tra Tổng Thể

Sau khi thực hiện các bước trong thiết lập chiến lược 4P, thì doanh nghiệp cần xác định 4 thành phần nổi bật của sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp: sản phẩm, giá cả, địa điểm, cách tiếp thị có hoạt động ăn khớp hay không. 

Mối liên kết giữa các yếu tố chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lượng 4P trong marketing.

Phân Tích Chiến Lược Marketing 4P Của Coca-Cola

Một case study điển hình trong việc ứng dụng thành công mô hình 4P trong marketing là Coca Cola. Thương hiệu đã thực hiện chiến lược tiếp thị của mình thông qua 4 yếu tố như sau:

4p trong marketing của coca cola

Chiến lược 4P của Coca Cola

1. Chiến Lược Về Product

Dữ liệu nghiên cứu từ Nielsen đã cho thấy, Coca-Cola là thương hiệu dẫn đầu trong thị trường về nước uống đóng chai, nước giải khát kể từ năm 2020. 

Từ sản phẩm chủ đạo nước uống có ga, thương hiệu đã phát triển danh mục sản phẩm của mình thêm đa dạng với nhiều mẫu mã, hương vị và màu sắc khác nhau như Sprite, Fanta, v.v. Các nhãn hàng này đều được phát triển rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thương hiệu thức uống giải khát này cũng không ngừng sáng tạo ra các loại sản phẩm mới như Samurai - nước uống tăng lực, Joy - nước đóng chai, đáp ứng khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

2. Chiến Lược Về Giá

Giá cả cũng được Coca Cola chú trọng đến vì đây là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng cuối cùng của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Việc điều chỉnh giá không hợp lý có thể ảnh hưởng đến số lượng khách hàng trung thành, cũng như lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. 

Nhờ danh mục sản phẩm đa dạng, mà thương hiệu Coca Cola đã thực hiện được chính sách điều chỉnh giá phù hợp theo thị trường, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau. 

Có thể bạn chưa biết nhưng Coca Cola đều thực hiện chiến lược giá hoàn toàn khác nhau cho từng dòng sản phẩm khác nhau của mình. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược giá của nhãn hàng là dựa trên nghiên cứu với đối thủ cạnh tranh là Pepsi. 

Thị trường nước giải khát và đóng chai thường khá độc quyền, vì vậy, những thương hiệu tham gia ngành này thường sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận về giá chung để có thể cân đối giá sản phẩm được niêm yết trên thị trường. 

Sản phẩm của Coca thường được xác định dựa trên nhận thức của người tiêu dùng về giá trị chứ không tập trung vào chi phí từ người bán.

3. Chiến Lược Về Phân Phối

Trên thế giới, Coca Cola là một trong những thương hiệu được yêu thích. Hệ thống các nhà phân phối của nhãn hàng đều được dựa trên ô hình phân phối FMCG (hàng tiêu dùng nhanh). 

Mạng lưới phân phối hiệu quả của Coca Cola đã chinh phục gần như tuyệt đối thị trường hiện có bao gồm cả điểm bán trung bình và điểm bán nhỏ. 

Một ví dụ điển hình cho sự thành công của thương hiệu giải khác này là trường hợp ở thị trường Ấn Độ, Coke là cái tên phổ biến ở cả nông thôn quốc gia này nhờ vào chiến lược phân phối rộng, đánh bại các nhãn hàng như Bovonto và Kalimark.

4. Chiến Lược Truyền Thông

Coca Cola đặc biệt tập trung vào chiến lược truyền thông, yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu trên thị trường. Coca đã kích hoạt được nhu cầu tiêu thụ nhờ vào việc kết hợp hành vi và phong cách sống của người tiêu dùng. 

Rất dễ bắt gặp và nhận ra quảng cáo Coca Cola dựa trên tính cá nhân của người tiêu dùng, nhất là vào dịp đặc biệt, khi thương hiệu muốn đẩy mạnh những thông điệp hay và tốt trên toàn thị trường.

Ngoài ra, một trong những chiến lược thành công của Coca nữa là việc sử dụng CSR (trách nhiệm xã hội) để đánh vào suy nghĩ và cảm xúc của người tiêu dùng.

Điểm Yếu Của 4P Marketing Và Sự Ra Đời Của Mô Hình Thay Thế Save

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc thực hiện mô hình 4P trong marketing. Bên canh đó mô hình này cũng chứng kiến nhiều thay đổi kể từ khi 4P được giới thiệu vào thập niên 1960. 

Chính những thay đổi hiện có này khiến nhiều người tự hỏi rằng liệu mô hình này có đang lỗi thời không. 

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Harvard Business Review kéo dài trong 5 năm với sự tham gia của hơn 500 cấp quản lý và khách, đại diện các ngành nghề khác nhau trong thị trường B2B để đánh giá mô hình 4P đã cho thấy.

Mô hình 4P đã cho ra ba nhược điểm cốt yếu trong 4P gồm:

  • 4P tập trung quá mức vào công nghệ, chất lượng, và tính năng sản phẩm. Những marketer tập trung vào các yếu tố này cho rằng vấn đề không thuộc về lợi thế cạnh tranh, chỉ hướng đến chi phí gia nhập trên thị trường.
  • Cấp quản lý không thể nhấn mạnh được sự thiết yếu của các giải pháp tối đa.
  • 4P khiến các nhà tiếp thị mất quá nhiều thời gian mà không thể làm nổi bật lên các lợi thế thực sự.

Những điểm bất lợi từ mô hình 4P đã dẫn đến nhu cầu thay thế, nhờ đó mô hình S.A.V.E ra đời.

Mô Hình Thay Thế 4P – S.A.V.E

Mô hình này đại diện cho Solve (thay thế cho Product), Access (thay thế Place), Value (thay thế Price), và Education (thay thế Promotion).

1. Solve

Trong cuộc giao tiếp khách hàng, các doanh nghiệp không tập trung quá vào tính năng hay công nghệ đằng sau dòng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. 

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, khách hàng hiện nay không tập trung nhiều nền tảng các kỹ thuật mà chủ yếu họ tập trung vào việc sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có giải quyết vấn đề của khách hàng.

2. Access

Trong thời đại kỹ thuật số, mô hình phân phối thuộc phương thức bán hàng truyền thống dần trở nên không còn phù hợp. Sự ra đời của các giải pháp số như phần mềm điện toán đám mây, laptop, máy tính đã giúp nhân sự thực hiện việc kinh doanh ở khắp nơi. 

Vì thế, trọng tâm vẫn là tính nhanh chóng khi truy cập và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

4p trong marketing

Access trong S.A.V.E

3. Value

Giá cả được xem là thành tố quyết định đến hành vi mua hàng người tiêu dùng. Thế nhưng, khách hàng hiện nay ngày càng đưa nhiều quyết định mua đúng đắn đắn và sáng suốt nhờ vào việc đánh giá đúng vào các giá trị chuyên biệt mà các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp mang lại.

4. Education

Khách hàng hiện đại có xu hướng dùng thử và nghiên cứu sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

Doanh nghiệp vì thế cần xây dựng niềm tin ở khách hàng bằng cách cung cấp những bài viết, video và tài liệu khác để giúp họ hiểu về giải pháp cũng như các vấn đề và ngành nghề mà doanh nghiệp bạn mang lại.

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin về 4P trong marketing. Các câu hỏi như 4P trong marketing là gì? Và các bước để xây dựng mô hình 4P lý tưởng cũng được FieldCheck chia sẻ trong bài viết. Hy vọng các bạn sẽ có được tất cả các thông tin mình cần cho 4P trong doanh nghiệp. 

-

FieldCheck là phần mềm giúp doanh nghiệp có thể quản lý năng suất làm việc, KPI, và các hoạt động tại cửa hàng như giám sát công việc, kiểm tra chất lượng, trưng bày sản phẩm, chấm công dễ dàng. 

Ứng dụng đặc biệt phát triển nhằm tối ưu hóa công tác thực địa, đi hiện trường của các chuỗi bán lẻ. Bạn có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng để quản lý KPI, hỗ trợ PG, nhân viên tại cửa hàng thực hiện các công việc của mình.


Fatal error: Uncaught yii\web\HeadersAlreadySentException: Headers already sent in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 433. in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php:368 Stack trace: #0 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php(341): yii\web\Response->sendHeaders() #1 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/ErrorHandler.php(136): yii\web\Response->send() #2 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/base/ErrorHandler.php(288): yii\web\ErrorHandler->renderException(Object(yii\base\ErrorException)) #3 [internal function]: yii\base\ErrorHandler->handleFatalError() #4 {main} thrown in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 368