Ranh giới giữa khái niệm nhà phân phối và đại lý cấp 1 hiện nay hiện đang khá mơ hồ. Tình huống này xảy ra là do tính chất khá giống nhau trong mô hình của hai đối tượng này. 

Làm thế nào để phân biệt nhà phân phối và đại lý cấp 1? Khám phá lời giải giúp làm rõ khái niệm của hai đối tượng trong chuỗi cung ứng này ở nội dung dưới đây.

nhà phân phối và đại lý

Nhà Phân Phối Và Đại Lý Cấp 1 Là Gì?

1. Nhà Phân Phối Là Gì?

Về bản chất, nhà phân phối hoạt động như một nhà thầu độc lập. Họ sẽ chịu trách nhiệm mua số lượng hàng lớn từ các doanh nghiệp sản xuất, lưu trữ hàng trong kho, mục đích cuối cùng sẽ bán cho cửa hàng hoặc đại lý.

Điều này không đồng nghĩa với việc nhà phân phối không thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối. Họ vẫn có thể bán cho khách hàng nhưng trường hợp này rất ít xảy ra vì bán cho khách lẻ sẽ gây khó khăn trong việc quản lý .

Mô hình chuỗi cung ứng của nhà phân phối có thể được trình bày như sau:

Nhà tư liệu sản xuất/cung ứng vật tư => Nhà sản phẩm => Nhà phân phối => Đại lý => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng cuối cùng.

nhà phân phối

Nhà cung cấp và phân phối sản phẩm

2. Đại Lý Cấp 1 Là Gì?

Đại lý là một công ty hoặc cá nhân được các nhà sản xuất xác nhận làm đại diện bán hàng. Về việc lựa chọn đại lý, nhà sản xuất có thể ủy thác cho nhà phân phối tự chọn hoặc tự xét duyệt các đại lý mà nhà sản xuất muốn.

đại lý cấp 1 ký hợp đồng

Đại lý nhận huê hồng từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

Đại lý sẽ nhận huê hồng dựa trên doanh thu mà họ đạt được, thông thường trên cơ sở % trên tổng doanh số hoặc số lượng sản phẩm bán ra.

Đại lý cấp 1 dùng để phân biệt cấp độ đại lý nói chung nhập hàng hóa từ các nhà phân phối. Thông thường, đại lý cấp 1 sẽ nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối.

Ví dụ: Hãng bay ABC ủy thác cho một hãng cung cấp dịch vụ bán vé máy bay của mình. Nhà cung cấp tiếp theo đó sẽ triển khai các chương trình quảng bá về sản phẩm, nhằm mục đích khuyến khích người tiêu dùng mua vé.

Dựa trên doanh thu số vé bán ra, nhà cung cấp sẽ nhận được một khoản tiền từ hãng bay ABC.

Phân Biệt Nhà Phân Phối Và Đại Lý

1. Điểm Giống Nhau

Là trung gian phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng, nhằm giúp đưa sản phẩm và dịch vụ có mặt trên thị trường và đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

  • Quyền đăng ký được phân phối độc quyền sản phẩm
  • Được quyền lợi chiết khấu giá tốt từ nhà sản xuất
  • Phải đáp ứng các yêu cầu như kho bãi, chứng minh tài chính, từ cách pháp nhân, v.v. Khi nhà sản xuất có quy mô càng lớn, các yêu cầu này càng gắt gao hơn.

2. Điểm Khác Nhau

Mặc dù có một số điểm giống nhau nhưng về bản chất nhà phân phối vẫn khác với đại lý cấp 1.

phân biệt nhà phân phối và đại lý cấp 1

Nên Chọn Nhà Phân Phối Hay Đại Lý Cấp 1?

Dựa theo bảng tóm tắt thông tin một số doanh nghiệp sẽ dễ bị thu hút bởi lợi nhuận mà nhà phân phối thu được so với đại lý. Thế nhưng lãi suất trên tương đương với với trách nhiệm nhiều hơn và vốn bỏ ra nhiều hơn.

đại lý

Đại lý là đại diện bán hàng cho nhà sản xuất

Khác với đại lý cấp 1, nhà phân phối chịu nhiều loại trách nhiệm khác nhau như:

  • Quản lý danh sách đại lý và điểm bán
  • Quản lý hàng hóa xuất nhập và tồn kho
  • Quản lý đội ngũ kinh doanh
  • Quản lý hoạt động các điểm bán hàng
  • Triển khai các hoạt động tiếp thị, tăng độ phủ sóng của sản phẩm
  • Chịu trách nhiệm về các dịch vụ hậu mãi và bảo hành sản phẩm

Trong khi đó, trách nhiệm từ phía đại lý cấp 1 chỉ bao gồm: giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, không chịu bất kỳ trách nhiệm gì về chi phí tiếp thị, hậu mãi và bảo hành sản phẩm.

Xem thêm: Xu hướng quản lý vận hành hiện đại

Chính vì thế, dựa vào đặc điểm doanh nghiệp và các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp, cấp quản lý cần cân nhắc kỹ ưu và nhược điểm của hai mô hình phân phối trên. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận nhất có thể.

quy trình đặt hàng

Quy trình nhà phân phối và đại lý

Kết Luận

Đó là tất cả các thông tin liên quan đến việc phân biệt nhà phân phối và đại lý cấp 1. Nói một cách ngắn gọn nhà phân phối là người nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và bán cho các nhà đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ khác. 

Trong khi đó, đại lý cấp 1 được xem là đại diện bán hàng cho nhà sản xuất, có thể được chọn tự do bởi nhà phân phối hoặc phải được kiểm duyệt bởi nhà sản xuất. 

Về trách nhiệm của hai hình thức, nhà phân phối sẽ chịu nhiều trách nhiệm đối với sản phẩm mình nhập và bán ra hơn đại lý. Đó cũng là lý do vì sao lợi nhuận mà nhà phân phối thu được sẽ cao hơn đại.

Tìm hiểu: Hệ thống quản trị bán hàng toàn diện