Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC cần được thực hiện kỹ lưỡng. Lý do là vì nó sẽ giúp quá trình thực hiện sau đó diễn ra suôn sẻ và đúng với tiến độ công việc hơn.
Truyền thông tích hợp liên quan đến tất cả hoạt động marketing nhằm giúp doanh nghiệp truyền tải được những điều mà thương hiệu muốn nói. Câu hỏi đặt ra làm thế nào để có được kế hoạch truyền thông đúng đắn?
FieldCheck đã nghiên cứu các bước làm thế nào để lập kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay.
Truyền thông marketing tích hợp (Integrated marketing communications – IMC) bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị được phối hợp và gắn bó chặt chẽ với mục đích truyền tải thông điệp rõ ràng, nhất quán, thuyết phục và xuyên suốt đến khách hàng mục tiêu.
IMC kết hợp có chọn lọc các công cụ truyền thông marketing, với nhân lực hiện có của công ty, nhằm tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng với chi phí hợp lý.
Truyền thông marketing tích hợp
Để có được chiến lược IMC hiệu quả, điều cần thiết là phải lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp chi tiết và cẩn thận. Lập kế hoạch càng cẩn thận bao nhiêu thì tỷ suất thành công càng cao bấy nhiêu.
Việc đầu tiên cần làm trong thiết lập kế hoạch IMC là sử dụng mô hình SMART, nhằm giúp xác định chính xác mục tiêu cho chiếc lược.
Mô hình SMART gồm có:
Khi sử dụng mô hình SMART để xác định chiếc lược IMC, bạn có thể xác định được hiệu quả có thể đạt được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh giá được kết quả của hoạt động marketing theo các tiêu chí đề ra.
Thế nhưng, có 2 tiêu chí cần được đáp ứng: Achievable và Realistic vì nếu không có các tiêu chí này thì kế hoạch khó có thể thành công được do mất đi tính khả thi và thực tế.
Đối tượng khách hàng là tập hợp những người có cùng đặc điểm về nhân khẩu học, phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đó có thể là nhóm khách hàng trực tiếp học online.
Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu
Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt thói quen cũng như hành vi tiêu dùng cụ thể của đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cần biết đánh giá về khả năng khách hàng có thể bỏ tiền cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Việc xác định đúng các nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các kế hoạch marketing đúng đắn và phù hợp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể kết hợp nhiều kênh khác nhau để nhắm đến khách hàng tiềm năng.
Một số nguyên tắc marketing cơ bản cần có khi thiết lập nhóm khách hàng mục tiêu.
Tiên hành phân tích và thu thập số liệu trên phạm vi nhất định. Cần lưu ý số lượng dữ liệu thu nhập được cần phải liên quan đến các chỉ số chung và có tính khách quan.
Nghiên cứu & phân tích đối thủ để có thể biết được phần nào nhóm khách hàng cả doanh nghiệp và đối thủ muốn hướng đến.
Một số việc mà doanh nghiệp có thể làm trước khi thực hiện bất kỳ chiến dịch marketing nào:
Có thể bạn đã biết phân tích các insight sẽ tìm hiểu được những vấn đề và hành vi của khách hàng mục tiêu. Khi tìm hiểu kỹ càng insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể đáp ứng chính xác được nhu cầu khách hàng là gì, “gãi đúng chỗ ngứa” cần được giải quyết của doanh nghiệp.
Phân tích insight sẽ mang đến ba mục đích chính như sau:
Tuy nhiên, có một lưu nhỏ doanh nghiệp cần chú ý đến đó là không phải insight nào cũng có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần có cho doanh nghiệp và nó không thể được áp dụng cho tất cả mọi người. Ngoài ra, tâm lý và hành vi mua hàng của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian.
Vì vậy, các nhà marketer cần trước hết củng cố kiến thức nền tảng và sử dụng tính linh hoạt của mình để có thể nắm bắt tâm lý và hành vi của khách hàng hiệu quả hơn.
Tìm hiểu insight khách hàng để thấu hiểu suy nghĩ và hành vi khách hàng
Sau khi thực hiện phân tích các insight để tìm hiểu sâu về hành vi và tâm lý khách hàng, bước tiếp theo là brainstorm được những ý tưởng marketing phù hợp và có tiềm năng cao, giúp giải quyết được các vấn đề.
Bước này được gọi là hình thành ý tưởng, có thể được gọi với cái tên khác là big idea. Trong bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng cần có big idea. Lý do là vì nó giữ vai trò chủ đạo trong chiến dịch, định hướng được các hoạt động cần triển khai.
Big idea được thể hiện xuyên suốt chiến dịch marketing
Big idea còn hiện diện trong hầu hết chiến dịch để nhóm khách hàng mục tiêu có thể hiểu được điều mà doanh nghiệp truyền tải. Một số lưu ý về big idea mà các doanh nghiệp cần biết:
Kế hoạch IMC cần nêu rõ quy trình thực hiện để hiện thực hóa được big idea của chiến dịch. Doanh nghiệp có thể lập ra danh sách các câu hỏi như sau:
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo ba giai đoạn cốt lõi gồm có: trigger, engagement và amplified. Tuy nhiên, tính chất công việc bận rộn hiện nay đang càng làm giảm tỷ lệ thực hiện đầy đủ cả ba giai đoạn trên.
Khi lập kế hoạch, các dự tính về xác suất thành công và các chỉ số metrics cũng rất quan trọng. Đây là bước giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về kết quả mong đợi khi thực hiện kế hoạch.
Dự đoán sự ảnh hưởng của chiến dịch với người tiêu dùng
Ngoài ra, đây cũng có thể được xem là một KPI để giúp các nhân sự triển khai chiến dịch có thể cố gắng để vượt qua các con số được dự tính trong bản kế hoạch.
Vì vậy khi hoạch định bất kỳ kế hoạch truyền thông marketing tích hợp nào, nhân sự chịu trách nhiệm cũng cần bổ sung bước dự đoán các chỉ số và tỷ lệ thành của của chiến dịch để tối ưu hóa kết quả thực hiện hơn.
Biti’s - hãng giày thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, đã đánh dấu sự quay lại thành công trên thị trường nhờ vào chiến dịch Đi để trở về. Chiến dịch này đã tận dụng sự tranh luận của việc “đi” và “ở" của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Sau đó, thương hiệu đã cho ra mắt sản phẩm âm nhạc “go viral" để trung hòa lại luồng ý kiến (giai đoạn trigger).
Biti’s đã khéo léo truyền tải thông điệp là hãy đi để mở rộng tầm nhìn, để biết những điều cần biết, và bồi đắp được những giá trị tinh thần cho cuộc sống thêm màu sắc. Sau đó trở về để trân trọng những gì đang có và những giá trị vừa tích cóp được.
Chiến dịch Đi để trở về
Bằng cách tìm hiểu và kết hợp thành công các kênh truyền thông trong marketing, tối giản 3 giai đoạn thành 1 (trigger), Biti’s đã chạm đến trái tim người tiêu dùng nhiều hơn, mở ra tiềm năng về doanh số cho thương hiệu.
Nhãn hàng pizza nổi tiếng Domino’s đã thành công thực hiện chiến dịch truyền thông marketing tích hợp mang tên – AnyWare.
Thương hiệu đã đánh trúng tâm lý muốn ăn liền khi đói của khách hàng bằng cách phát triển hệ thống với đa dạng các lựa chọn đặt hàng phù hợp với tình hình của khách hàng.
Chiến dịch AnyWare của Domino’s
Theo đó, khách hàng đói có thể lựa chọn các kênh mạng xã hội, đồng hồ thông minh, TV thông minh, hay tin nhắn để đặt đơn hàng. Ngoài ra, hồ sơ đặt hàng pizza cũng được thiết lập sẵn giúp lưu đơn hàng của khách hàng.
Domino’s đã thành công công thu hút hơn hai triệu lượt view bên cạnh hàng loạt giới thiệu trên các chương trình. Quan trọng hơn thương hiệu cũng giành được số lượng đáng kể các đơn đặt hàng pizza trên các nền tảng và thiết bị số.
Một số nghiên cứu cho biết các cô gái ở lứa tuổi dậy thì thường có lòng tự trọng tồi tệ hơn. Việc này cũng trùng với thời gian những sản phẩm giúp chăm sóc nữ tính bắt đầu xuất hiện trong cuộc sống những bạn nữ trẻ.
Với nỗ lực hạn chế lòng tự trọng cao ở những phụ nữ tuổi dậy thì, Always đã giới thiệu chiến dịch #LikeAGirl, được phát sóng đa phương tiện.
#LikeAGirl của Always
Chiến dịch đã cho ra mắt video mà được xem như phim tài liệu, giúp thương hiệu thắng được 8 giải thưởng từ các tổ chức của Anh. Hiện video đã sở hữu đến hơn 65 triệu views YouTube và nhận được vô số các bình luận tích cực từ cộng đồng.
Thấu hiểu tâm lý cảm xúc của người tiêu dùng, Go Pro đã ra mắt chiến dịch Be a Hero để thu hút sự chú ý người tiêu dùng. GoPro đã lan tỏa những phân cảnh đẹp trong những chuyến phiêu lưu của mỗi người.
Trong những khoảnh khắc đáng nhớ như vậy, GoPro đã giúp người sử dụng lưu trữ được những gì đã xảy ra một cách chân thực, rõ nét và ở nhiều góc độ khác nhau.
Be a Hero của GoPro
Thông qua những video, GoPro đã truyền tải được thông điệp bất kỳ ai dám theo đuổi đam mê của mình, sống trọn hết mình đều là những anh hùng (hero) cả. Chiến dịch đã lan tỏa được ý niệm sống hết mình với cuộc sống đến người tiêu dùng.
Thương hiệu cũng khéo léo quảng bá các sản phẩm máy ảnh, máy quay hành trình và phụ kiện trong từng video. Xuyên suốt chiến dịch GoPro đều thể hiện thông điệp rất rõ ràng đó chính là heroes are all around us.
Trên đây là các bước lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC. Bên cạnh đó là các case study thành công áp dụng chiến lược này và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nói ngắn gọn, để có thể triển khai chiến lược IMC, doanh nghiệp cần thực hiện các bước như nghiên cứu mô hình SMART, xác định đối tượng khách hàng, thực hiện nghiên cứu insight khách hàng, big idea, thể hiện quy trình thực hiện rõ ràng cũng như kết quả có thể đạt được cho kế hoạch.
Thông qua các bước này, FieldCheck tin rằng doanh nghiệp có thể có được chiến lược IMC phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc thành công!
Xem thêm: Brand Marketing là gì?