Bên cạnh phương pháp đánh giá năng lực KPI, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng mô hình OKR. Vậy OKR là gì? Tại sao phương pháp này lại được nhiều tên tuổi lớn ưa chuộng?
Hãy cùng FieldCheck tìm hiểu trong nội dung bài viết ngày hôm nay!
OKR là gì?
OKR là gì? Nói một cách dễ hiểu thì phương pháp quản trị OKR là cách giúp tạo sự kiện kết trong nội bộ công ty và tổ chức nhờ vào việc kết nối mục tiêu của doanh nghiệp,phòng ban với mục tiêu của các cá nhân, cùng hướng đến kết quả cuối cùng cụ thể.
Có hai đặc điểm chính trong phương pháp OKR là: cấu trúc và nguyên lý hoạt động. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về hai đặc điểm này, cùng tìm hiểu trong nội dung sau đây.
Phương pháp OKR xây dựng dựa trên hai câu hỏi:
Điểm khác biệt của phương pháp OKR là dựa trên hệ thống quản trị mục tiêu sau đây:
Phương pháp này có nguồn gốc từ Andy Grove của Intel Group và được John kế thừa và phát triển tại Google. Hiện nay, phương pháp quản trị OKR được ứng dụng tại nhiều tổ chức khác nhau như Hải quân Hoa Kỳ và Spotify.
Objectives Key Results
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của OKR là gì, hãy tiếp tục khám phá về tầm quan trọng của mô hình này so với KPI. Nếu doanh nghiệp sử dụng KPI và muốn chuyển đổi qua dùng OKR, doanh nghiệp sẽ thường đánh giá KPI như là mục tiêu. Việc chuyển đổi hoàn toàn giữa hai mô hình sẽ cần có thời gian.
Phương pháp OKR giúp liên kết được tham vọng của doanh nghiệp và cấp quản lý và thực tế. Bằng việc chuyển đổi sang OKR, cấp quản lý sẽ thay đổi được việc đánh giá hiệu hiệu suất và tạo mục tiêu trong nhóm mà không gián đoạn các công việc hằng ngày.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu OKR, sẽ có nhiều vấn đề mà doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt như trước đây. Những mục tiêu dài hạn giúp cấp quản lý và nhân viên biết được các công việc cần và nên làm (kết quả) và nguyên nhân (mục tiêu), tránh được tình trạng đi lệch hướng.
Bằng cách sử dụng OKR, các trưởng ban còn có thể mở rộng được đội của mình mà không bị gián đoạn công việc hay năng suất lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng kết hợp KPI và OKR để có thể quản lý nguồn lực tổ chức hiệu quả.
OKR là sự thay thế hoàn hảo cho KPI
Phương pháp này giúp hỗ trợ doanh nghiệp quản trị nhờ vào sáu lợi thế chính như sau:
Phương pháp OKR giúp doanh nghiệp tạo nên những kết quả vượt trội
Trong quá trình thiết lập và lên kế hoạch cho phương pháp OKR sau khi biết được OKR là gì, có một số điểm bạn sẽ cần chú ý như sau.
Thiết lập OKR
Sau đây là hướng dẫn cụ thể để giúp các bạn có thể xây dựng được kế hoạch cho phương pháp OKR.
Cấp quản trị khi xây dựng OKR cần nêu được 3 đến 5 mục tiêu chính yếu của doanh nghiệp và công ty trong quý hoặc năm tiếp theo. Các mục tiêu này có thể xuất phát từ tầm nhìn và sứ mệnh của cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp và công tuy.
Tuy nhiên, họ sẽ cần phải linh hoạt đi từ số liệu cụ thể như “Tăng các chỉ số kinh doanh lên 100%” cho đến giá trị bền vững của công ty như “Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường để kinh doanh”.
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên khi xây dựng OKR
Sau khi thiết lập được các mục tiêu, các đội nhóm cũng như phòng nhóm trong công ty có thể xác định kết quả cụ thể cần đạt được để chinh phục mục tiêu đó.
Ví dụ, nếu phòng Kinh doanh cần tăng kết quả kinh doanh lên 100%, thì cần đặt kết quả là tuyển 3 nhân viên kinh doanh.
Việc thiết lập được kết quả hiệu quả sẽ định hướng được mục tiêu cho các cấp độ tiếp theo cho doanh nghiệp và tổ chức.
Mỗi doanh nghiệp với quy mô khác nhau có thể sẽ có cách theo dõi OKR khác nhau. Doanh nghiệp như Google đã có thể tự xây dựng được bộ công cụ nội bộ trong khi một số doanh nghiệp khác thì sử dụng những giải pháp quen thuộc khác như Microsoft Excel.
Bên cạnh đó còn có các phần mềm chuyên dụng khác giúp theo dõi các chỉ số OKR như FieldCheck, Base Goal, Lattice, v.v. Dù chọn bất kỳ phần mềm nào, bạn cũng nên chuẩn bị kỹ lưỡng quy trình cụ thể trước khi thực hiện OKR.
Vì nếu không làm như vậy, công việc sẽ có thể bị lộn xộn và công ty không thể tối ưu các giá trị mà phương pháp OKR mang lại.
Quản lý OKR
Điều cần thiết bạn cần làm tiếp theo đó chính là đặt lịch họp với các cấp quản lý để phổ biến kế hoạch đã được thiết lập cho phương pháp OKR. Buổi họp này sẽ cần chú ý các điểm sau đây:
Sau khi hoàn thành các bước này, trưởng phòng ban sẽ có thể nắm bắt được OKR của doanh nghiệp và công ty. Theo đó, có thể lên sẵn được kế hoạch cho Mục tiêu và Kết quả của từng đội nhóm của mình.
Phổ biến OKR đến đội nhóm
Sau cuộc họp với trưởng phòng ban, bạn sẽ cần phổ biến về OKR đến tất cả mọi người trong công ty. Giống như bước trên, bạn sẽ cần đảm bảo được lý do và tầm quan trọng của OKR đối với công ty.
Sau khi phổ biến OKR với phạm vi toàn công ty, cấp quản lý có thể hẹn với mỗi người trong đội nhóm để có thể thiết lập được các mục tiêu cá nhân. Đây được xem là cuộc họp hai phía: Cấp quản lý muốn mọi người trong nhóm làm gì và nhân viên mong muốn sẽ làm gì?
Sau khi kết thúc buổi học, bạn sẽ cần đưa ra được các kỳ vọng của công ty với nhân viên và ngược lại. Nhờ vào việc tổ chức và duy trì những cuộc họp như thế sẽ giúp nhân viên cảm thấy được trao quyền quyết định về công việc, sự nghiệp của mình.
Thiết lập mục tiêu cá nhân
Sau khi bàn luận với các nhân viên, cấp quản lý có thể bàn luận về việc góc nhìn của nhân viên có ảnh hưởng đến OKR phòng ban hoặc của cả doanh nghiệp không.
Sau khi họ có thể thống nhất được OKR cho quý và năm, đây chính là lúc bạn cần trình bày về nó trong buổi bàn luận với toàn thể công ty và thống nhất đường lối đi trong thời gian sắp tới.
Trình bày về OKR
Trong giai đoạn quý và năm, cấp quản lý nên liên tục theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện OKR nhân viên, nhằm mục tiêu đảm bảo toàn thể doanh nghiệp đang đi đúng kế hoạch ban đầu.
Ngay sau năm đầu tiên thành lập, Google đã áp dụng phương pháp thiết lập mục tiêu mà họ vẫn sử dụng cho đến ngày nay.
Họ xây dựng dựa trên khung Mục tiêu và Kết quả chính mà hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999 bởi nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr.
Khi John Doerr, một trong những nhà đầu tư của Google chia sẻ khuôn khổ Mục tiêu và Kết quả chính với Larry, Sergey và nhóm nhỏ của công ty, anh ấy đã giới thiệu thuật ngữ OKR trên slide thuyết trình của mình, đó là một cách tiếp cận quản lý giúp đảm bảo rằng một công ty tập trung nỗ lực của mình về các vấn đề quan trọng giống nhau trong toàn bộ tổ chức.
OKR bao gồm các mục tiêu và kết quả chính. Mục tiêu phác thảo những gì bạn muốn đạt được. Nó mang tính định hướng hành động, cụ thể và đầy cảm hứng. Kết quả chính cho bạn biết bạn sẽ đạt được mục tiêu và theo dõi tiến trình của mình như thế nào.
Các nhà lãnh đạo của Google nhận ra rằng họ cần một nguyên tắc tổ chức và bởi vì OKRs theo hướng dữ liệu và linh hoạt, đó là một khuôn khổ hấp dẫn cho một công ty nhận ra tầm quan trọng của OKRs.
Google là một trong những ông lớn công nghệ áp dụng rất thành công OKR
Ngoài ra, tính minh bạch được cung cấp bởi OKR cũng là một lợi ích cho Google, một công ty cam kết với một web mở và các hệ thống mở. Google không chỉ cam kết áp dụng OKR từ khi thành lập mà cho đến nay, OKR vẫn được áp dụng liên tục và hiệu quả.
Google triển khai OKR ở ba cấp độ: cá nhân, bộ phận và công ty. Google thực hiện quy trình OKR hàng năm để đặt ra các mục tiêu lớn trong năm mà vẫn có thể được sửa đổi dựa trên những gì xảy ra trong năm, Google thường đặt 4-6 OKR mỗi quý.
Google khuyến khích nhóm của mình đặt các mục tiêu hàng quý này càng cao càng tốt. Một trong những lợi ích của quy trình OKR là mọi người trong công ty đều tập trung vào cùng một mục tiêu.
Vào cuối mỗi quý, các thành viên trong nhóm Google cho điểm các kết quả chính của họ trên thang điểm 0-1.
Google OKRs đều phù hợp với tất cả mọi người, từ cấp trên cho đến tuyến đầu. Đó là một phần của hồ sơ nội bộ của Google. Không chỉ ai có thể nhìn thấy bàn thắng của nhau mà còn có thể nhìn thấy điểm số của nhau.
Tại Google, mọi người đều thấy các OKR của nhau
Điều này có vẻ đáng sợ, nhưng tại Google, cách làm này giúp mọi người hiểu những gì người khác đang làm.
Ví dụ: khi Rick Klau của Google Ventures đang làm việc trên trang chủ của YouTube, các OKR của anh ấy sẽ hiển thị với nhóm của anh ấy và mọi người khác trong Google.
Họ có thể kiểm tra OKR của anh ấy, xem anh ấy đang làm gì và định hình hoặc lập mô hình mục tiêu của riêng họ và nhận hướng dẫn về cách họ có thể thiết lập OKR cho quý tiếp theo. Do đó, có thể tóm tắt những điểm chính trong việc triển khai OKR trong Google như sau:
Uber là một công ty tiêu biểu trong việc áp dụng phương pháp OKR vào quản lý mục tiêu chiến lược. Hãy cùng nhìn lại “bản đồ” lộ trình phát triển của họ trong năm 2016.
Ví dụ trong mục tiêu I: Uber đặt mục tiêu độ phủ của tài xế trên hệ thống của Uber đạt ít nhất 20%. Theo đó, kết quả chính cần đạt được như sau:
Một ví dụ khác là Uber đặt mục tiêu về mức độ hài lòng của khách hàng phải đạt 70%.
Uber là một công ty tiêu biểu trong việc áp dụng phương pháp OKR
Kết quả đạt được gồm có:
Trên đây là các thông tin liên quan đến OKR là gì. Nói tóm lại, so với KPI phương pháp quản trị OKR cho thấy một số ưu điểm vượt trội về khả năng tạo tính liên kết trong nội bộ doanh nghiệp, tính chính xác và hiệu quả trong đánh giá năng suất hoạt động.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
7 Lưu Ý Quan Trọng Để Có Một Chiến Lược Marketing Hiệu Quả
Top 5 Phần Mềm Quản Lý KPI Hàng Đầu Hiện Nay
Ứng Dụng Triết Lý KaiZen Để Cải Thiện Năng Suất Doanh Nghiệp