Trưng bày hàng hóa hay merchandise display hiện nay được xem là một trong những chiến thuật marketing hiệu quả tại các điểm bán. Chiến lược trưng bày phù hợp sẽ giúp tạo ấn tượng mạnh và thu hút khách hàng.
Ngoài ra, để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, các nhà bán lẻ cũng như các nhà marketer hay merchandiser cần phải chú ý hết sức đến nguyên tắc trưng bày cũng như sắp xếp hàng hóa, sản phẩm tại các điểm bán.
Vậy trưng bày hàng hóa chính xác là gì? Và lợi ích của việc merchandise display là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Trưng bày hàng hóa hiện được xem là một phương pháp marketing hiệu quả
Trưng bày hàng hóa hay Merchandise display được xem là hình thức bố trí, trưng bày và sắp xếp hàng hóa hay sản phẩm đặc biệt tại các cửa hàng. Mục đích là để hấp dẫn, thu hút cũng như lôi kéo người xem hàng đi đến quyết định mua hàng.
Bản chất của việc sắp xếp và bài trí hàng hóa có thể linh hoạt thay đổi giữa các nhóm ngành và sản phẩm. Tuy nhiên, cách trưng bày hàng hóa cơ bản dựa trên các nguyên tắc nhất định cùng hướng đến một mục tiêu chung là nhằm tăng doanh số bán hàng.
Có thể nói, merchandise display đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược bán hàng tổng thể. Cách bài trí được xem là một phần của chiến lược tiếp thị, nhằm thúc đẩy bán hàng nhờ vào việc phối hợp các chiến lược như tiếp thị, bán hàng và quảng cáo.
Trưng bày hàng hóa đẹp góp phần không nhỏ trong thị trường bán lẻ, nhất là đối với các siêu thị hay cửa hàng nhỏ lẻ.
Các chuyên gia tư vấn hay nhà kinh doanh cho biết chủ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là những người tiên phong trong việc xây dựng nên các chiến lược merchandise display sáng tạo.
Trưng bày hàng hóa là hình thức bố trí, trưng bày sản phẩm nhằm thu hút khách hàng
Theo W. Rae Cowan chia sẻ trong Chain Store Age Executive rằng “Trong nhiều trường hợp, các chuỗi cửa hàng chuyên dụng có quy mô nhỏ hơn đang dẫn đầu về việc tạo ra môi trường nổi bật.
Bài trí hàng hóa hỗ trợ chiến lược tiếp thị tổng thể của họ trong lĩnh vực từ thời trang đến đồ kim loại, đồ gia dụng đến vật tư xây dựng tại các khu vực.
Về bản chất, các cửa hàng đặc biệt này dựa vào các thiết bị, sản phẩm cố định để tạo ra sự khác biệt hoặc thị trường ngách trên thị trường chung. Trong một số trường hợp, các cửa hàng thực có quy mô nhỏ hơn và có thể đáp ứng các xu hướng và nhu cầu thị trường nhanh hơn.
Các nhà bán lẻ thành công ngày nay đang sử dụng thiết bị của mình đẻ phối hàng hóa một cách hiệu quả và tạo ra môi trường giao tiếp thích hợp trong ngành bán lẻ.”
Có thể bạn chưa biết nhưng một trong những yếu tố giúp thúc đẩy doanh số cũng như cải thiện hình ảnh thương hiệu đó chính là sử dụng nghệ thuật bài trí hàng hóa nhằm tạo ra những điểm chạm đến người tiêu dùng hay audience.
Bằng cách vận dụng các ý tưởng sáng tạo vào cách thức bài trí, doanh nghiệp hay các nhà bán lẻ có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Trưng bày hàng hóa đẹp có thể mở ra nhiều triển vọng cho các nhà sản xuất cũng như nhà phân phối trong mục tiêu kích thích mua hàng.
Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao nhiều doanh nghiệp bỏ ra khoản chi lớn để sở hữu vị trí đẹp tại các quầy hàng, nhằm giúp các sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Tuy nhiên, không chỉ vị trí, doanh nghiệp hay nhà bán lẻ còn cần suy nghĩ đến việc làm thế nào để có thể quản lý việc sắp xếp hàng hóa tại các vị trí này một cách hiệu quả, để có thể tối ưu được tiềm năng của vị trí cũng như chi phí đã bỏ ra.
Trưng bày hàng hóa hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cực kỳ to lớn
Một số lợi ích của merchandise display có thể mang đến cho siêu thị hoặc cửa hàng:
Cách trưng bày hàng hóa đẹp mắt và hợp lý cũng giúp cửa hàng hay kệ hàng trông hiện đại và chuyên nghiệp hơn, có thể đáp ứng được chuẩn mô hình bán hàng hiện đại.
Ngoài ra, chủ cửa hàng hay nhân viên cũng có thể dựa vào các nguyên tắc trưng bày để có thể đưa ra tư vấn cho khách hàng tốt hơn.
Cuối cùng, khi merchandise display được tối ưu, người xem cũng được dễ chịu và thoải mái khi đi mua sắm, dễ dàng trở thành khách hàng trung thành và đi đến các quyết định mua hàng tốt hơn.
Cách trưng bày hàng hóa đẹp và sáng tạo, hợp lý là một trong những vấn đề thiết yếu cần được chủ cửa hàng quan tâm; tuy nhiên, làm thế nào để quản lý trưng bày hàng hóa cửa hàng cũng giữ tầm quan trọng không kém.
Một số khó khăn khi quản lý cách trưng bày hàng hóa cửa hàng gồm có:
Như các bạn có thể biết, vận hành nhiều cửa hàng cùng lúc sẽ tạo không ít khó khăn trong việc quản lý trưng bày. Dân gian hay có câu “Chín người mười ý". Mặc dù bộ phận chịu trách nhiệm bài trí tại các cửa hàng có thể đã truyền đạt về các tiêu chuẩn theo như kế hoạch.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa việc thực hiện đồng bộ của nhân viên trong các cửa hàng. Các auditor hay giám sát viên phải dành nhiều công sức và thời gian để ghé thăm các địa điểm bán hàng để kiểm tra xem kế hoạch trưng bày có được tuân thủ đúng hay không.
Việc đồng bộ cách trưng bày trong chuỗi cửa hàng là nhiệm vụ không dễ dàng
Một số merchandiser khi lập kế hoạch trưng bày tại các điểm thương đưa xuống các thông tin mang tính chất chung chung, không thể hiện được thiết kế bài trí một cách cụ thể, như màu sắc, ánh sáng, vị trí, v.v.
Bên cạnh đó, một số cửa hàng không có kế hoạch trưng bày cụ thể nên không nắm bắt được rõ số lượng sản phẩm có trên các kệ tại các điểm bán. Vấn đề này dễ dẫn đến việc mất đi doanh số tiềm năng.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai kế hoạch trưng bày, các nhân viên cửa hàng có thể mắc một số lỗi khi đặt sản phẩm lên kệ, bài trí cửa hàng, v.v. Tuy nhiên, nhiều quản lý không thể nắm bắt được tình hình thực hiện của nhân viên nên bỏ sót các lỗi trên, ảnh hưởng đến hiệu suất trưng bày cuối cùng.
5. Nhân viên không ý thức được tầm quan trọng của trưng bày hàng hóa đẹp mắt và hợp lý
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là hiện tượng nhân viên không hiểu rõ tầm quan trọng của việc trưng bày tại cửa hàng. Điều đó dẫn đến hiện tượng họ chỉ thuần túy thực hiện đối phó nhằm để báo cáo hay qua loa để xong việc.
Vì thế, hiệu suất và mục tiêu ban đầu của kế hoạch trưng bày tại các cửa hàng không được đảm bảo.
Việc trưng bày hàng hóa chưa được thực sự coi trọng nhiều ở những cửa hàng bán lẻ
Liên quan đến thực trạng cách trưng bày hàng hóa tại các cửa hàng tại Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng phổ biến các phần mềm nhắn tin để trao đổi cũng như báo cáo các công việc liên quan.
Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quy trình như sau:
Cách thức này được ứng dụng phổ biến do tính ứng dụng cao và nhanh chóng vì hầu hết mọi người ai cũng có tài khoản Zalo. Tuy nhiên, nó lại vô tình tạo nên áp lực cho bộ phận quản lý.
Trên thực tế, vì các phần mềm trên được phát triển nhằm phục vụ cho mục đích trao đổi, liên lạc nên không có tích hợp tính năng tổng hợp và phân tích dữ liệu được gửi lên.
Chính vì thế, khi các cấp quản lý muốn có những con số tổng hợp cụ thể từ các báo cáo trên, họ phải làm cách thủ công và truy xuất lại thông tin bằng cách kéo con trỏ chuột về các tin nhắn có hình ảnh báo cáo.
Cách thức này không những tốn nhiều công sức, thời gian mà còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu mất thông tin, dẫn đến kết quả tổng hợp chưa đúng với tình hình thực tế.
Tại Việt Nam, Zalo là hình thức quản lý trưng bày hàng hóa phổ biến
Theo hiệu ứng Domino, các cấp quản lý khi dựa vào các kết quả, phân tích thiếu tính chân thực sẽ có thể đưa ra các quyết định chưa phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ của Boney Varghese, Giám đốc Bộ phận Tiếp thị Bán lẻ & Người mua hàng APAC & MEA tại Electrolux, “Thu thập dữ liệu là một cơn ác mộng khi có nhiều ứng dụng để thu thập dữ liệu, xuất và đối chiếu dữ liệu theo cách thủ công, chúng tôi rất dễ vướng phải lỗi do con người. Một thách thức khác là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhân viên thị trường để nắm bắt được toàn bộ thông tin chi tiết về thị trường, tính cạnh tranh, khả năng theo dõi lượng hàng bán ra, v.v.”
Sau đây là tóm tắt những lợi ích cũng như bất lợi của việc sử dụng các phần mềm nhắn tin để báo cáo công việc liên quan đến việc bài trí và sắp xếp hàng hóa và thu thập dữ liệu.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Không có công cụ quản lý trưng bày chuyên dụng khiến các nhà quản lý rất mệt mỏi
Do chi phí lao động tại thị trường Việt Nam vẫn duy trì ở mức tương đối thấp, nên nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các phương pháp thủ công để thực hiện các công việc khi quản lý cửa hàng. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí này không thể đưa được báo cáo chính xác về tình hình thực tiễn.
Hệ lụy là doanh nghiệp khó có thể đạt được sự phát triển bền vững khi mà không thể đưa ra được các quyết định phát triển phù hợp với doanh nghiệp cũng như sự vận động của thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến quy trình quản lý trưng bày, nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến hành công nghệ hóa bộ máy vận hành. Ví dụ điển hình là Electrolux - thương hiệu thiết bị điện gia dụng nổi tiếng trên toàn cầu.
Được biết doanh nghiệp hiện thực hiện công nghệ hóa quy trình quản lý bộ phận nhân viên thị trường tại khu vực APEC & MEA.
Trưng bày tại showroom của Electrolux
Theo đó, các lực lượng như nhân viên tiếp thị, nhân viên trưng bày sản phẩm, giám sát viên sử dụng FieldCheck cũng như dữ liệu thu thập một cách tối ưu, tiết kiệm chi phí thời gian và nhân lực.
Đồng thời, hiệu suất công việc cũng được tăng cao nhờ vào sự cải thiện về tính chính xác trong kết quả thực hiện nhiệm vụ và khả năng cho ra các phân tích thống kê dựa trên số liệu thực tế.
Điều này giúp cấp quản lý có thể đưa ra được các quyết định mang tính chiến lược phù hợp với doanh nghiệp hay việc kinh doanh các cửa hàng.
Xem thêm: Electrolux Đã Cải Tiến Hiệu Quả Quản Lý Bằng Công Nghệ Số Như Thế Nào?
Dưới đây là bảng tóm tắt các lợi ích có được nhờ ứng dụng công nghệ vào quản lý trưng bày tại các cửa hàng.
Phần mềm quản lý trưng bày hàng đầu FieldCheck - Đối tác được Electrolux tin dùng
Được phát triển với mục tiêu nhằm giúp các doanh nghiệp quản lý các lực lượng nhân viên thị trường hiệu quả, FieldCheck tích hợp một số tính năng tiêu biểu như Visual Merchandising giúp các nhà bán lẻ có thể cải tiến quy trình quản lý trưng bày tại cửa hàng.
FieldCheck là giải pháp công nghệ hoàn hảo cho việc quản lý trưng bày hàng hóa
Giải pháp công nghệ FieldCheck cũng giúp việc quản lý công việc trở nên minh bạch hơn. Nhân viên có thể nắm bắt được yêu cầu công việc cùng như khối lượng công việc rõ ràng. Nhờ đó, lực lượng này có thể hoàn thành tốt hơn các công việc được giao.
Sau khi nhân viên hoàn thành công việc, các cấp quản lý có thể xem tiến độ hay báo cáo công việc từ xa mà không cần trực tiếp ghé thăm các địa điểm cửa hàng.
Bên cạnh đó, công cụ còn cung cấp các phân tích thống kê trực quan dựa trên các số liệu được báo cáo từ các cửa hàng. Cấp quản lý có thể dựa vào chúng để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược có tích hợp dữ liệu vào trong phân tích.