Dropshipping là một mô hình kinh doanh mới nên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và xa lạ về khái niệm cũng như cách hoạt động của hình thức này. Đối với những nhà kinh doanh bán lẻ trực tuyến, đây là mô hình có nhiều ưu điểm bên cạnh một số thách thức.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp dropshipping là gì và những ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh online này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ chi tiết 8 bước giúp bạn có thể bắt đầu kinh doanh với hình thức dropshipping mà không cần mất quá nhiều thời gian khi phải tìm hiểu và mày mò nghiên cứu.
Kinh doanh online với dropshipping
Trước tiên, hãy đến với khái niệm của dropshipping. Đây là một cụm từ được dùng phổ biến bằng tiếng Anh, khi được dịch sang tiếng Việt là "vận chuyển thả" hay "thả vận chuyển", có nghĩa là hình thức bán lẻ mà người bán không cần sở hữu cửa hàng và lưu trữ hàng hóa trong kho của mình.
Thay vào đó, họ chỉ việc mua sản phẩm từ một bên thứ ba, thường là đơn vị sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà bán sỉ, và bên này sẽ chịu trách nhiệm trong khâu vận chuyển khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm cụ thể nào đó.
Những người bán hàng theo mô hình dropshipping đóng vai trò như người trung gian - rao bán sản phẩm, sau đó tiếp nhận đơn hàng - nên họ sẽ không nhập hàng và trực tiếp giao hàng cho khách. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ không bao giờ nhìn thấy sản phẩm hay phải quản lý, xử lý hàng hóa trước khi đến tay người mua. Mọi khâu xử lý sẽ thuộc về nhà cung cấp/ nhà bán buôn.
Chính vì hình thức mua bán không cần cửa hàng mà mô hình kinh doanh này được xem là một hình thức bán hàng trực tuyến mới, vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Điển hình là nhiều kênh thương mại điện tử lớn ở nước ngoài như Amazon, Ebay, và Shopee đều có hỗ trợ người bán kinh doanh dropshipping. Ở thị trường châu Á thì phổ biến với dropshipping Alibaba và dropshipping Lazada.
Tuy nhiên, mô hình này lại chưa thực sự phát triển mạnh mẽ và thịnh hành ở Việt Nam.
Kinh doanh dropshipping khá phổ biến trên toàn cầu
Mô hình bán hàng dropshipping là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép người bán hàng không phải bỏ vốn và nhập hàng nhưng vẫn bán được hàng. Nếu bạn muốn kinh doanh theo hình thức này, mọi việc bạn làm sẽ bao gồm:
Lợi nhuận bán kiếm được có thể là tiền ship COD (giao hàng thu tiền hộ), hoặc phần chênh lệch giữa giá bán của nhà cung cấp và giá mà bạn đăng bán, tùy vào sự thỏa thuận của bạn với nhà cung cấp.
Mô hình dropship
Cụ thể hơn, mô hình này sẽ hoạt động như sau:
Lấy ví dụ bạn muốn kinh doanh mặt hàng tiêu dùng với sản phẩm là nồi chiên không dầu của Tefal. Bạn liên hệ với nhà sản xuất (ở đây là Tefal) và thương lượng được mức giá là $200. Bạn đăng bài quảng cáo về các tính năng của sản phẩm để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và báo giá là $250.
Khách hàng đồng ý mua sản phẩm với mức giá bạn đưa ra. Bạn đặt hàng với Tefal và cung cấp thông tin của khách hàng. Tefal sẽ thực hiện các công đoạn tiếp theo để đảm bảo sản phẩm đến được tay khách hàng.
Người mua hàng sẽ thanh toán cho bạn bằng các hình thức trả ngay hoặc trả sau. Như vậy, lợi nhuận bạn kiếm được từ đơn hàng trên sẽ là $50 chưa trừ chi phí vận chuyển.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nhà sản xuất đồng thời là bên vận chuyển được gọi là dropshipper. Còn bạn chỉ là người marketing cho sản phẩm, theo dõi đơn hàng và hỗ trợ khách hàng về thông tin của sản phẩm.
Khách hàng chỉ biết được bạn là bên duy nhất bán hàng cho họ chứ không biết được nhà cung cấp là ai và cũng sẽ không nhìn thấy được quy trình vận hành của một đơn hàng dropshipping.
Bài viết liên quan: Những điều cần biết để kinh doanh Affiliate Marketing thành công
Nhà cung cấp đóng vai trò là dropshipper
Với mô hình bán hàng "bỏ qua khâu vận chuyển", bạn có thể khởi đầu công việc kinh doanh chỉ với số vốn rất ít, hoặc thậm chí là không cần vốn. Ngoài ra, một ưu điểm lớn so với mô hình kinh doanh truyền thống đó là người bán lẻ không cần lo lắng các chi phí phát sinh từ việc quản lý hàng hóa, đầu tư hệ thống lưu kho, hay xử lý hàng tồn kho.
Loại chi phí duy nhất mà bạn phải bỏ ra chủ yếu là phục vụ cho việc marketing/ quảng cáo trang web cửa hàng của bạn.
Ngoài việc tiết kiệm được các chi phí đầu tư khi kinh doanh, bạn có thể bán được nhiều mặt hàng đa dạng theo nhu cầu của thị trường và tự do chọn nhà cung cấp uy tín với giá cả hợp lý.
Điều đó có nghĩa là bạn cũng có thể bán nhiều loại sản phẩm cùng ngành hàng để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, đồng thời hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Dropshipping giúp giảm nhiều rủi ro trong kinh doanh
Từ đó, nhà bán lẻ như bạn có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi muốn ngừng kinh doanh hoặc một mặt hàng nào đó không bán được, bạn cũng sẽ ít bị lỗ vốn hơn và không phải đau đầu với tình trạng "ế hàng".
Nếu kinh doanh trực tuyến theo truyền thống yêu cầu nhà bán hàng phải tính toán và lên kế hoạch kinh doanh cho thật kỹ lưỡng từ các khâu nhập hàng đến khâu soạn hàng và giao hàng cho khách, cùng những vấn đề khác như quản lý ngân sách, thanh toán chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên,...
Với dropshipping, việc kinh doanh trở nên thật đơn giản khi bỏ qua các khâu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Người bán cũng nhanh chóng nhận được tiền ngay sau khi hoàn thành mỗi đơn hàng, mà không phải đợi xét duyệt từ bên thứ ba.
Chính vì điều đó kinh doanh dropshipping rất phù hợp cho những người đang "tập tành" kinh doanh, các bạn sinh viên và nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ.
Vì không sở hữu cửa hàng vật lý (tiếng Anh gọi là Brick and Mortar shop) và không phải xây dựng văn phòng, cửa hàng trưng bày hay nhà kho, một nhà bán hàng/ người bán hàng theo mô hình dropship có thể bán hàng tại bất cứ nơi đâu.
Miễn là có kết nối Internet để quản lý cửa hàng online, cũng như để thuận tiện theo dõi đơn hàng, giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp.
Dropshipping là một hình thức kinh doanh không cần mặt bằng
Bên cạnh những ưu điểm về chi phí đầu tư và ít rủi ro, thì nhược điểm lớn nhất khi kinh doanh online với mô hình dropshipping đó là khả năng sinh lời thấp. Trong khi đó môi trường cạnh tranh ngày càng tăng với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, bởi mô hình kinh doanh online đơn giản và dễ bán hàng.
Cùng với đó là người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn mỗi khi mua hàng. Họ sẽ so sánh giá từ nhiều nơi khác nhau rồi mới đưa ra quyết định mua sắm. Cho nên, nếu sản phẩm có giá tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Và khi bạn để mức giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh đồng nghĩa bạn phải chịu mức lợi nhuận thấp hơn cho mỗi đơn hàng.
Một nhược điểm của dropshipping khi kinh doanh online đó là bạn sẽ không thể kiểm soát được chất lượng của hàng hóa/ sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, bạn cũng sẽ không thể biết được nếu sản phẩm có bị hư hỏng, móp méo hay dropshipper có giao nhầm hàng cho khách hay không.
Nếu sản phẩm có lỗi thì bạn chính là người bị ảnh hưởng uy tín và nhận đánh giá không tốt từ người mua hàng chứ không phải là nhà cung cấp. Và một khi khách hàng có khiếu nại về sản phẩm, bạn phải là người đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề.
Cước vận chuyển logistics trên thế giới vào năm 2021 chỉ chiếm khoảng 10,6% của giá trị hàng hóa trong khí mức phí này tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8%. Có thể thấy, đây là một bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến người bán hàng dropshipping.
Vì sợ rủi ro khi mua hàng online hoặc không có thói quen giao dịch qua hình thức chuyển khoản nên nhiều người Việt khi mua hàng online thường chọn thanh toán trả sau. Điều đó có nghĩa là họ sẽ trả tiền mặt cho người giao hàng sau khi nhận được hàng thành công.
Với phương thức thanh toán này, người bán phải chờ cho bên đơn vị vận chuyển kiểm tra đơn hàng theo kỳ đối soát, thời gian tùy vào bên cung cấp hàng (thường là trong vòng 30 ngày). Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin, nhà cung cấp mới bắt đầu chuyển tiền cho bạn.
Khách hàng thanh toán tiền mặt
Hiện nay, hầu hết các nhà bán lẻ kinh doanh dropping đều sử dụng nền tảng bán hàng khác nền tảng mà nhà cung cấp sử dụng. Mà giữa các nền tảng này lại không có sự liên kết hay đồng bộ dữ liệu với nhau, dẫn đến việc khó quản lý và hỗ trợ cập nhật đơn hàng.
Hơn nữa, chỉ một số ít sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước cho phép người bán dropship sản phẩm, điển hình là Shopee và Tiki, còn các sàn thương mại khác tại Việt Nam thì có đủ nguồn lực về công nghệ và các yếu tố kỹ thuật khác để kết nối với người bán lẻ trong nước.
Mặt khác, nếu người bán dropship sản phẩm từ nước ngoài thì phải lập tài khoản trên các sàn TMĐT nước ngoài như Ebay, Amazon,... Và điều này thì lại là một rào cản mới với đa số người Việt khi phải sử dụng ngoại ngữ, cũng như phải học cách tạo và duy trì tài khoản trên sàn nước ngoài với những quy định khắt khe.
Dưới đây là hướng dẫn 8 bước cơ bản giúp bạn có thể bắt đầu với hình thức kinh doanh dropshipping:
Làm thế nào để kinh doanh dropshipping?
Bạn sẽ cần tìm hiểu thực trạng và xu hướng hiện nay của thị trường là gì, khách hàng đang có nhiều nhu cầu mua mặt hàng nào. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nghiên cứu đối thủ của bạn để biết họ đang kinh doanh những sản phẩm gì và thường bán chạy những hàng hóa nào.
Để biết được những sản phẩm hay mặt hàng nào có nhu cầu cao, chúng tôi gợi ý cho bạn công cụ Google Trends, một hệ thống online và miễn phí giúp bạn xem được những chủ đề có lượt tìm kiếm cao và đang được nhiều người quan tâm.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo danh sách những sản phẩm bán chạy nhất trên các trang thương mại điện tử thịnh hành để có thể tìm được những sản phẩm có triển vọng bán tốt và mang lại lợi nhuận cao.
Sau khi đã xác định được loại sản phẩm muốn bán, bước tiếp theo là tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp. Bạn hãy tìm những nhà cung cấp có nguồn hàng ổn định và giá cả tốt nhất.
Hãy đặt ra các thỏa thuận với bên cung ứng như cách thanh toán, phương thức giao hàng, và các mức chiết khấu, v.v., để tối ưu hóa lợi nhuận.
Việc đầu tư cho kênh bán hàng online là một cách thức không những sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho công việc marketing mà còn tạo dấu ấn riêng đối với người mua hàng.
Bạn có thể tạo website bán hàng của riêng mình, đăng bài viết quảng cáo trên trang cá nhân bạn của mạng xã hội, hoặc tạo gian hàng trên các sàn TMĐT có hỗ trợ.
Đây chính là bước giúp bạn thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng (organic customer). Nhờ vào những nội dung giới thiệu sản phẩm hấp dẫn mà người mua sẽ tìm đến bạn, liên hệ và hỏi giá sản phẩm.
Sáng tạo nội dung cho kênh bán hàng
Sản phẩm muốn được nhiều người tiêu dùng biết đến rộng rãi thì cần phải có chiến dịch quảng bá và tiếp thị phù hợp, và một trong những cách tiếp thị hiệu quả nhất để bán hàng online đó là chạy quảng cáo. Bạn có thể xem xét chạy quảng cáo trên Facebook, Zalo, hoặc website.
Đừng quên cập nhật thông tin giá cả hàng hóa và thông tin liên hệ mua hàng.
Chạy quảng cáo online
Sau khi hoàn thành một đơn hàng, đừng quên giám sát đơn hàng đó để có những hỗ trợ kịp thời đến khách hàng của bạn.
Để cải thiện hiệu quả kinh doanh, bạn cần cập nhật các thông tin trên gian hàng online của mình thường xuyên, cũng như lấy phản hồi của khách đối với chất lượng sản phẩm. Từ đó, bạn có thể có được dữ liệu trong việc lựa chọn được nhà cung cấp tốt hơn.
Kinh doanh bằng hình thức dropshipping có nhiều tính ưu việt và thích hợp dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh, dù mô hình này còn tương đối mới ở Việt Nam. Dropshipping sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu nếu bạn biết cách lựa chọn sản phẩm cũng như nhà cung cấp phù hợp.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn đã hiểu được dropshipping là gì, và cân nhắc mở một cửa hàng kinh doanh online của riêng mình. Chúc bạn thành công với mô hình dropshipping!