Mô hình SMART không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nhờ vào tính dễ sử dụng, đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, mô hình SMART đã cho thấy cho tính ứng dụng cao của mình cho các doanh nghiệp hiện nay.
Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về việc xây dựng mục tiêu bằng mô hình SMART, FieldCheck đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về mô hình trong nội dung bài viết ngày hôm nay. Khám phá ngay!
Mô hình SMART không còn xa lạ với các doanh nghiệp
Về câu hỏi mô hình SMART là gì, bạn có thể hiểu mô hình SMART là một trong những cách giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và đánh giá được tính hợp lý và mức độ khả thi khi thực hiện các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch ban đầu.
Không những vậy, SMART còn hỗ trợ xác định mục tiêu nào phù hợp với các chiến lược mảng kinh doanh của doanh nghiệp tại nhiều thời điểm. Trên thực tế, sơ đồ SMART đại diện cho các tiêu chí sau đây
Mục tiêu SMART là gì? Trên thực tế, mô hình này mang lại nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp, đặc biệt trong mảng marketing như sau:
Khi hoàn thành một quý, các cấp quản lý và nhân viên thường sẽ thiết lập các mục tiêu mới cho quý sau. Các tổ chức, doanh nghiệp thường xây dựng các mục tiêu lớn mang tính vĩ mô và có kỳ vọng cao. Thế nhưng, các mục tiêu này, trên thực tế, vẫn mơ hồ và không mang tính khả thi.
Phương pháp SMART qua đó có thể giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết tình trạng trên bằng cách giúp các quản lý xác định được cụ thể mục tiêu của mình là gì thông qua các chỉ số đo lường cụ thể. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cho ra được bức tranh gồm các mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
Khi sử dụng mô hình SMART thành công, cấp quản lý có thể loại bỏ các mục tiêu không thích hợp với tình hình phát triển doanh nghiệp. Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể định hướng tốt hơn để chinh phục các mục tiêu.
SMART giúp doanh nghiệp định hướng tốt hơn để chinh phục mục tiêu
Một trong những lợi ích khác của SMART là giúp cấp quản lý có thể cải thiện được tính đo lường của các mục tiêu. Thông qua đó, mô hình sẽ hỗ trợ xác định kết quả đạt được cũng như mức độ có thể hoàn thành được công việc mà các nhân viên có thể làm được.
Yếu tố thứ 4 – Relevant (Liên quan) của mô hình sẽ có thể liên kết các mục tiêu riêng của các bộ phận, phòng ban của các mục tiêu chung của công ty. Việc liên kết này giúp kết nối và gắn kết doanh nghiệp, hỗ trợ tăng sức mạnh tập thể khi đối diện khó khăn.
Mô hình SMART hỗ trợ nhân viên đi theo định hướng đã được đề ra trong quy trình làm việc, hướng đến mục tiêu cụ thể hơn. Không những vậy, kết quả làm việc nhân viên giúp đo lường và đánh giá mục tiêu một cách chính xác khi các cấp quản trị ứng dụng mô hình SMART.
Có 5 yếu tố khi xác định mục tiêu theo SMART:
Những mục tiêu đề ra càng cụ thể và chi tiết thì càng giúp doanh nghiệp nhận biết và đo lường tính khả thi của các hoạt động.
Ngược lại, khi bạn chỉ tóm gọn các mục tiêu một cách chung chung thì cấp quản lý khó có thể nắm bắt, cũng như đo lường được mức độ khả thi của các công việc đã làm, xem có đi đúng với kế hoạch được vạch ra hay không.
Tính cụ thể
Các mục tiêu có trong công việc nên được gắn liền các con số cụ thể. Khi doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu theo tính đo lường được hay Measurable của mô hình SMART sẽ cho thấy được tham vọng của họ.
Ngoài ra, khi thiết lập các mục tiêu cho công việc, doanh nghiệp cần xác định là mình có thể thực hiện được hay không. Sau khi đạt được mục tiêu, doanh nghiệp có thể đo lường tính hiệu quả để có thể đánh giá được kết quả đạt được theo các con số cụ thể và thực tế.
Một trong những tiêu chí quan trọng khác của mô hình SMART là tính khả thi của các mục tiêu. Vì thế, cấp quản trị cần xem xét khả năng thực hiện các mục tiêu đó. Khi các mục tiêu đều được xác định tính khả thi, cấp quản trị cũng có thể có động lực để cố gắng và vượt ra giới hạn của mình.
Tính khả thi
Một trong những yếu tố quan trọng khác khi xác định mục tiêu cho mô hình SMART đó là tính liên quan. Nói cách khác, bạn cần xác định các mục tiêu cá nhân của mình có liên quan đến các định hướng phát triển chung của doanh nghiệp hay không.
Ngoài ra, bạn cần đánh giá việc mục tiêu đề ra có đáp ứng được vấn đề bản thân đang gặp phải hay không, trước khi thực hiện.
Việc thiết lập thời gian hoàn thành các mục tiêu có thể tạo ra áp lực cho các thành viên để thực hiện đúng deadline. Hành động này sẽ giúp nâng cao tính kỷ luật, đồng thời gia năng năng suất làm việc cho nhân viên trong công ty.
Tính thời điểm
Mô hình SMART và OKR khá giống nhau. Chúng sở hữu cấu trúc mô hình rõ ràng về thời gian, sự kết hợp giữa những mục tiêu và phạm vi thực hiện mục tiêu.
OKR - Phương Pháp Quản Trị Đỉnh Cao Của Các Ông Lớn Công Nghệ
Trong khi SMART đặt các mục tiêu riêng lẻ một cách đơn giản và dễ dàng ghi nhớ, thì OKR có thể rõ ràng phân biệt giữa các Mục tiêu (việc mong muốn đạt được) và cách để đánh giá hiệu quả thực hiện các mục tiêu bằng Kết quả then chốt.
Về vấn đề này, chữ M trong SMART cũng dễ bị nhầm lẫn bởi có thể chỉ nhiều nghĩa khác nhau như Measurable (Tính đo lường được), Motivational (Khả năng tạo động lực), và Meaningful (Tính có ý nghĩa).
Việc chuyển nghĩa sang M khác có thể thay đổi cấu trúc và mục tiêu của mô hình SMART. Điều này có thể giảm sự quan trọng của tính đo lường được trong khi mô hình OKR có thể đảm bảo được điều này so với mô hình SMART.
Có thể thấy được điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình OKR và mô hình SMART đó chính là khả năng các mục tiêu được thiết lập theo khung thời gian và từng tầng khác biệt.
OKR gốc giữ vị trí đầu tiên trong bảng phân cấp OKR, có thể kéo dài 5-10 năm hoặc lâu hơn. Mục tiêu trên phục vụ cho tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp (mục tiêu của doanh nghiệp muốn hướng đến sau thời gian trên là gì?).
OKR và SMART là hai mô hình rất phổ biến hiện nay
OKR của doanh nghiệp được xem là cấp 2 và có thời gian kéo dài trong khoảng một năm. Mô hình này đại diện cho các chiến lược của doanh nghiệp, được thể hiện qua 3 – 5 mục tiêu được đề ra.
OKR giữ vai trò quan trọng trong việc giúp kết nối toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Mô hình này còn giúp xác định được trọng tâm rõ ràng cho toàn thể nhân viên.
OKR của phòng ban, bộ phận thuộc cấp thứ 3 trong sơ đồ. Cấp độ này thường được đặt ra trong thời gian là một quý, và có thể thể hiện được chiến lược mà các phòng ban và bộ phận thực hiện để chinh phục OKR của doanh nghiệp hay OKR cấp thứ 2 và cuối cùng OKR gốc.
Có thể nói, so với mô hình SMART, OKR có thể cung cấp bức tranh toàn cảnh cho mục tiêu - cấp độ của doanh nghiệp và tổ chức, cũng như mối quan hệ giữa những mục tiêu trong cấp độ đó. SMART sẽ tập trung chủ yếu vào việc thiết lập mục tiêu riêng lẻ.
SMART chủ yếu tập trung vào thiết lập mục tiêu riêng lẻ
Có rất nhiều ví dụ thực tế về việc xây dựng mục tiêu theo SMART trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, marketing, nhân sự, v.v. Thậm chí, hiện này còn có mô hình SMART trong nghiên cứu khoa học, mô hình SMART trong học tập.
Cùng FieldCheck điểm qua một số ví dụ tiêu biểu trong nội dung sau đây.
Đối với mô hình SMART trong kinh doanh, doanh nghiệp A mong muốn mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Theo đó, cấp quản trị cần xây dựng mục tiêu theo SMART như sau:
Doanh nghiệp muốn cải thiện thứ tự được tìm kiếm trên Google. Theo đó, bảng mục tiêu theo mô hình SMART có thể được trình bày như sau:
Mô hình SMART được ứng dụng rất nhiều trong ngành Marketing
Đối với lĩnh vực nhân sự, cấp quản trị cũng thể ứng dụng SMART khi thiết lập mục tiêu cho mình. Ví dụ như bộ phận muốn cải thiện quy trình chấm công cho nhân viên của công ty.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mô hình SMART cũng như các ví dụ điển hình về mô hình này. Nhìn chung, nếu như OKR cho thấy được bức tranh tổng thể giữa các mục tiêu thì mô hình SMART giúp doanh nghiệp có thể thiết lập các mục tiêu riêng rẽ một cách rõ ràng và cụ thể.
Tùy thuộc vào bản chất và đặc trưng của doanh nghiệp, cấp quản trị có thể chọn mô hình phù hợp để có thể thiết lập các mục tiêu chung và riêng cho từng phong ban.