Vậy thế nào là quản trị nhân lực? Các xu hướng mà doanh nghiệp ứng dụng trong cách thức quản lý nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số hiện nay.
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ việc quản lý các hoạt động liên quan đến con người (tuyển dụng, đánh giá hiệu suất làm việc, đào tạo). Thông qua việc quản trị nhân sự, doanh nghiệp có thể triển khai các kế hoạch hợp lý để tối ưu hóa năng suất làm việc của nguồn nhân lực.
Con người luôn được xem là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả công việc cuối cùng. Nếu nhân viên hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao, thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó sẽ thành công chinh phục được các mục tiêu đề ra cho công việc.
Quản lý nhân lực đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp
Giống như việc quản trị tài chính, sản xuất, việc quản trị nguồn nhân lực cũng có các mục tiêu cụ thể như:
Hiện nay, quản trị nguồn nhân lực giữ vai trò không thể thiếu đối với tổ chức và doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc quản trị nhân lực gồm có:
Quản trị nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp thiết lập được các chính sách hợp lý về nhân sự và đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Theo đó, cấp quản lý có thể triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực nhân lực trong công ty, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự phù hợp.
Quản trị nhân lực đóng vai trò quyết định giúp kết nối giữa các cấp quản lý với nhân viên của mình. Khi nắm được năng suất làm việc thực tế của từng nhân viên, lãnh đạo sẽ có đánh giá khách quan đối với nhân sự, cũng như có kế hoạch phân công công việc hợp lý.
Quản trị nguồn nhân lực được xem như người cố vấn đưa ra các giải pháp cũng như chiến lược tối ưu nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên. Theo đó, doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu theo kế hoạch và ứng biến với các tình huống linh hoạt hơn.
Có thể thấy, quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng quyết định liệu doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên nhiệt tình và trung thành với công ty hay không.
Quản trị nhân sự cần phát triển quan hệ lao động theo hướng tích cực
Chức năng quản trị nhân sự đầu tiên cần có là việc nắm bắt được các nhu cầu về nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai.
Nhà quản trị nguồn nhân lực cần biết được doanh nghiệp cần số lượng nhân lực bao nhiêu người, và hiểu rõ yêu cầu cho các vị trí tuyển dụng khác nhau là gì.
Sau đó, cấp quản trị có thể dựa vào các hiểu biết trên để đề xuất các kế hoạch tuyển dụng, chọn lựa, quản lý quá trình làm việc của nhân viên, v.v một cách hợp lý nhất.
Việc chọn lựa và tuyển các ứng viên phù hợp cho các vị trí tại công ty là nhiệm vụ quan trọng đối với các lãnh đạo nhân sự.
Để làm được điều này, nhân sự cần nắm rõ được yêu cầu của từng công việc để lựa chọn được nhân sự phù hợp nhất. Ngoài ra, việc quan trọng khác là cần xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng uy tín và lớn mạnh, nhằm thu hút được nhiều nhân tài vào các vị trí của công ty.
Một công việc quan trọng khác của các nhà quản lý nhân viên là đảm bảo các nhân viên đều làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao.
Bằng việc quản lý chặt chẽ hiệu suất làm việc của nhân viên, cấp quản trị nhân sự có thể góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu được đặt ra trong chiến lược phát triển.
Xem thêm: Phần mềm quản trị nhân lực hiện đại
Không những quản lý quá trình làm việc của nhân viên, HR cần phát triển các chương trình đào tạo để giúp bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho nhân viên. Thông qua đó, nhân viên cảm thấy được chăm sóc và quan tâm, trở nên gắn bó với công ty hơn.
Ngoài ra, hiệu quả làm việc cũng được cải thiện khi nhân viên làm việc với tinh thần và kỹ năng tốt.
Tổ chức các buổi đào tạo trong doanh nghiệp
Chức năng này của bộ phận quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp giữ chân nhân tài cho công ty.
Lý do là vì khi nhân sự cung cấp lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, nhân viên sẽ cảm thấy công ty sẽ công nhận những thành quả, nỗi lực mà họ dành ra để từ đó cố gắng làm việc hơn.
Với cương vị là nhà quản trị nguồn nhân lực, HR cần phải hỗ trợ cũng như chăm sóc các nhân viên khi họ có bất kỳ vấn đề liên quan đến công việc.
Ngoài ra, quản lý nhân sự cần bảo vệ quyền lợi của nhân viên cũng như đề xuất ra các phúc lợi khác để khuyến khích nhân viên làm việc.
Khi cấp quản lý biết lắng nghe nhân viên của mình, nhân viên rất có thể sẽ trở nên gắn bó và nỗ lực làm việc vì doanh nghiệp nhiều hơn.
Nghiên cứu của Harvard Business Review cho thấy khi nhóm người tham gia nghiên cứu được rèn luyện kỹ năng nghe, thì khả năng hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của người nói ở người nghe được cải thiện ít nhất 25%, thậm chí có thể lên đến 40%.
Để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa người và người thì việc lắng nghe cũng góp phần quan trọng không kém. Khi cấp quản trị dành một khoảng thời gian để lắng nghe nhân viên, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và cảm thấy muốn gắn bó lâu dài với công ty nhiều hơn.
Tăng cường trao đổi giữa các nhân viên để cải thiện hiệu suất làm việc
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng đang phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0, quản lý nhân sự nhân ra việc thiết kế mô hình tổ chức tương lai là việc thiết yếu cần phải làm.
Trong đó, điều cần làm là xây dựng hệ thống tổ chức mới với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, thích ứng với xu hướng này. Sự linh hoạt và nhanh nhạy giữa các cấp quản trị nhân sự là yếu tố quyết định đến kết quả quản trị.
Vì vậy, doanh nghiệp đang phát triển cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bộ máy hiện tại của mình xem nó có đang hoạt động hiệu quả không. Nếu chưa thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và thay thế bằng mô hình mới.
Xu hướng khác là quản trị nhân lực từ xa đặc biệt là trong thời đại 4.0. Một nghiên cứu của McKinsey cho biết, có 85% số doanh nghiệp tại Mỹ đã cho nhân viên làm việc ở nhà sau làn sóng Covid đầu tiên. Ví dụ, Google đã cho 5,000 nhân viên work from home đến tận tháng 7, 2021.
Các nhân viên khi được khảo sát đa số đều có mong muốn làm việc tại nhà bởi vì hình thức làm việc này không bị gò bó về địa lý và thời gian.
Công nghệ hiện đại bùng nổ cùng với tốc độ phát triển vượt bật từ trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật đã phá bỏ các rào cản trong khoảng cách làm việc. Nhờ đó, mô hình làm việc từ xa đã được tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai tại các doanh nghiệp mà không gặp nhiều khó khăn.
Theo Flexjob, 80% nhân viên trung thành khi được làm việc trong môi trường linh hoạt và có điều kiện làm việc tốt. Sự tiến bộ của công nghệ đã kéo theo sự thay đổi trong phương pháp làm việc của các doanh nghiệp.
Các phương thức làm việc cũ như sử dụng giấy bút hay các bảng tính để xử lý các dữ liệu thu thập được đã không còn hiệu quả.
Số hóa công việc quản lý HR
Để có thể cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và chuyển đổi số quy trình làm việc của mình, tối ưu năng suất làm việc của từng bộ phận tham gia vào bộ máy vận hành doanh nghiệp.
Có thể nói chuyển đổi số đang là một trong những xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 ngày nay.
Có thể thấy một trong những xu hướng đang hình thành trong bộ phận tuyển dụng đó là việc không còn chú trọng quá nhiều đến việc các ứng viên hiện có gì. Thay vào đó, các chuyên viên nhân sự tìm kiếm những ứng viên tiềm năng có thể làm được gì.
Nguyên nhân là vì kỹ năng làm việc thực tế của ứng viên mới là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả công việc được giao. Các yếu tố bằng cấp hay chứng chỉ cũng không còn là yếu tố trọng yếu quyết định đến kết quả tuyển dụng.
Khoảng cách giữa người quản lý và nhân viên ngày càng thu hẹp. Thay vì là mối quan hệ cấp trên - cấp dưới như ngày trước, những nhà lãnh đạo nhanh nhạy hiện nay xem nhân viên như một đối tác thay vì “công cụ” để hoàn thành công việc.
Nhờ đó, sự tương tác và giao tiếp giữa nhân viên và quản lý cũng được cải thiện đáng kể.
Các nhà quản trị nguồn nhân lực hiện nay cũng linh hoạt phân bổ quyền hạn trong công việc cho các nhân viên liên quan. Hành động này không những khiến nhân viên có thêm động lực làm việc để mang lại kết quả tốt nhất cho công việc được giao.
Tiếp thêm động lực làm việc cho nhân viên bằng việc trao quyền
Trước đây, cấp quản lý thường nắm nhiều quyền hạn trong quản lý các công việc của nhân viên. Điều này không những tạo nhiều áp lực lên đôi vai của quản lý, mà còn ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Theo nghiên cứu của APA PsycNet, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và được tôn trọng tại nơi làm việc hơn khi được trao quyền khi thực hiện các công việc. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện trao quyền cho nhân viên.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý công việc là dữ liệu về con người. Trong quá khứ, các vị trí chuyên viên về dữ liệu thường nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật.
Theo thời gian, vị trí này dần dịch chuyển sang phân tích lĩnh vực khác đó chính là phân tích con người – chìa khóa giúp tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp cũng như thu hút con người.
Với mục tiêu tối ưu hóa quy trình quản trị nguồn nhân lực, các doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý để giám sát hiệu suất hoạt động và năng suất làm việc của nhân viên tốt hơn. Sự phát triển công nghệ đang dần thay đổi cách thức quản trị nhân lực.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự
Các phương thức quản lý bằng giấy bị thay thế bởi các phần mềm và ứng dụng di động. Hiệu quả quản lý nhân lực được cải thiện đáng kể, đồng thời thời gian và chi phí dành cho xử lý các công đoạn trong bộ máy vận hành cũng được tối ưu.
Doanh nghiệp hiện nay có xu hướng hợp tác với các nhân lực làm việc tự do. Nhờ công nghệ tiến bộ mà số lượng lao động tự do tăng lên đáng kể vào những năm gần đây.
Công nghệ di động, trí tuệ nhân tạo và máy học đã trở thành làn sóng ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực bao gồm kinh tế hiện nay. Nhân viên làm việc từ xa vẫn có thể hoàn thành tốt công việc cho từng dự án khác nhau.
Chính vì vậy mà càng ngày càng có nhiều nhân viên chuyển từ làm việc cố định sang làm freelancer.
Nghiên cứu của Rainer Strack với hơn 200.000 người kiếm việc cho biết một trong những tiêu chí quan trọng khiến ứng viên nộp đơn vào doanh nghiệp là “công nhận, đánh giá cao và có khen thưởng cho những đóng góp của tôi".
Có thể thấy nhân sự hiện nay rất chú trọng đến việc liệu doanh nghiệp có công nhận những nỗ lực làm việc của nhân viên hay không. Ngoài ra, họ cũng quan tâm hơn về các khoản bonus thưởng cho thành quả của họ đạt được.
Công nhận nỗ lực và thành quả đạt được của nhân viên
Có thể thấy quản trị nguồn nhân lực giữ vai trò không hề nhỏ trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động diễn ra trong bất kỳ tổ chức nào đều cũng cần có sự tham gia của con người. Quản trị tốt nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kết quả đạt được của từng công việc, đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
Việc thích ứng với 10 xu hướng quản trị nhân sự hiện có cũng phần nào giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong doanh nghiệp tốt hơn.
Bên cạnh đó, các quản lý cũng nắm bắt tốt hơn mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các hành động tiếp theo sao cho phù hợp nhất.