Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu tại thị trường Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề đang dần chuyển dịch từ các phương pháp truyền thống sang các giải pháp số. 

Bằng cách này hoặc cách khác, việc số hóa quy trình hoạt động đang giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và thời gian xử lý các công việc. 

Thị trường Việt Nam chứng kiến 10 xu hướng chuyển đổi số quan trọng trong năm 2022. Cùng FieldCheck điểm qua danh sách các xu hướng này.

xu hướng chuyển đổi số

10 Xu Hướng Chuyển Đổi Số Quan Trọng 2022

#1. Everything as a Service (XaaS)

Everything as a Service (XaaS) là một trong những xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam trong năm 2022. XaaS là khái niệm chỉ mô hình kinh doanh cung cấp các sản phẩm/dịch vụ thông qua việc đăng ký theo dõi. 

Có rất nhiều dịch vụ điện toán đám mây và truy cập từ xa như Software as a service (SaaS), Infrastructure as a service (IaaS), Communications as a service (CaaS) và Network as a service (NaaS).

Mặc dù có nhiều nguồn lực hay dịch vụ IT được cung cấp dưới dạng này, XaaS thực ra là muốn nói đến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ đám mây. 

xaas

XaaS

Trước khi có sự xuất hiện của XaaS và điện toán đám mây, các doanh nghiệp thường phải mua và cài đặt tại chỗ các gói phần mềm được cấp phép để tạo mạng. 

Mô hình XaaS cũng cung cấp cho các doanh nghiệp tính linh hoạt và khả năng mở rộng cực cao. Vì những lý do này, XaaS sẽ tiếp tục là sự lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.

#2. Mạng 5G

Cung cấp tốc độ nhanh, độ trễ thấp và mức độ tin cậy cao, 5G sẽ có tác động lớn đến chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2022. 5G là người thay đổi cuộc chơi khi kết nối nhiều tính năng không dây. 

Công nghệ này cho phép các doanh nghiệp loại bỏ các kết nối vật lý, truyền phát nội dung video độ nét cao trong thời gian thực và cung cấp trải nghiệm băng thông rộng di động nâng cao cho người tiêu dùng. 

công nghệ 5G

Công nghệ 5G

5G còn tạo ra trải nghiệm giải trí sống động, chẳng hạn như chơi game trên đám mây và thực tế ảo (VR). 5G hiện được ứng dụng có giá trị trong một số ngành, chẳng hạn như:

  • Chăm sóc sức khỏe: 5G có thể được sử dụng để kết nối liền mạch các thiết bị y tế từ xa và cũng cho phép các chuyên gia y tế theo dõi sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian thực bất kể vị trí của họ.
  • Giao thông: 5G cho phép kết nối xe hơi và xe tải tự lái với internet.

#3. Internet vạn vật

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) cũng là một xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Internet vạn vật chỉ đến sự kết nối giữa thiết bị cứng vào Internet và các thiết bị khác.

Công nghệ này cho phép việc thu thập và trao đổi dữ liệu rõ ràng. Dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả, tạo ra các mô hình kinh doanh mới và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

internet vạn vật

Internet vạn vật

Gartner dự đoán rằng vào năm 2025, Internet vạn vật sẽ hiện diện trong 95% các thiết kế sản phẩm mới. Sự phát triển như vũ bão của các thiết bị IoT giúp cắt giảm chi phí, tăng hiệu suất xử lý và giảm giá thành. 

Bởi vì các thiết bị IoT ngày càng có giá phải chăng và dễ sử dụng, công nghệ Internet vạn vật được xem là chìa khóa giúp doanh nghiệp chuyển đổi số.

#4. Xu hướng chuyển đổi số dựa trên nền tảng đa đám mây (Multi-cloud)

Multi-cloud hay kiến trúc đa đám mây sử dụng hai nền tảng điện toán đám mây trở lên cho nhiều mục đích khác nhau, gồm có khả năng phục hồi, khôi phục sau sự cố và yêu cầu lưu trú dữ liệu.

Kiến trúc đa đám mây giúp các CNTT quản lý công việc và dữ liệu hiệu quả hơn. Ngoài ra, giải pháp multi-cloud tốt còn giúp tối ưu hóa quản lý chi phí.

Covid-19 tạo ra động lực ứng dụng multi-cloud giúp gia tăng khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, nhiều lựa chọn sẽ được cung cấp giúp quản lý công việc gồm có chú trọng hơn vào bảo mật và làm việc từ xa.

điện toán đám mây

Điện toán đám mây

Thử thách của xu hướng nằm ở tính phức tạp của quản lý cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp quản lý đám mây và tự động hóa, giúp quản lý nhiều môi trường đám mây khác nhau một cách hiệu quả.

#5. Thanh toán kỹ thuật số và các giải pháp không tiếp xúc

Một trong những xu hướng chuyển đổi số trên thế giới quan trọng khác là thanh toán kỹ thuật số và giải pháp không tiếp xúc. Theo nghiên cứu của Statista, hai phân khúc này tại Việt Nam sở hữu giá trị giao dịch cao, dự đoán sẽ đạt con số tăng trưởng ấn tượng vào năm 2025. 

thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử

Theo đó, giá trị  thanh toán POS di động và thương mại kỹ thuật số dự kiến lần lượt đạt gần 4 tỷ USD và 19.5 tỷ USD. Bên cạnh đó, số lượng người dùng thương mại kỹ thuật số tăng trưởng và có mức dự báo tích cực hơn so với phương án còn lại.

Có thể bạn đã biết, các phương thức ví điện tử đã và đang trở nên phổ biến như là phương thức thanh toán không tiếp xúc. Báo cáo của Decisionlab cho biết thị trường Việt Nam có 3 ví điện tử sử dụng rộng rãi nhất đó là MoMo, ZaloPay và Shopee Pay. 

Có một số khác biệt rõ rệt giữa các ví điện tử này. Ví dụ, MoMo: ví điện tử độc lập trong khi đó ShopeePay và ZaloPay hợp tác với các nền tảng nổi tiếng khác là Shopee và Zalo.

#6. Tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

Cùng với sự phát triển của Internet và các công nghệ khác, dữ liệu được đưa lên mạng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc tấn công dữ liệu liệu và đánh cắp thông tin người dùng. 

Để bảo vệ uy tín cũng như thông tin quan trọng của người dùng, nhiều doanh nghiệp đã phát triển công nghệ bảo mật đa tầng để ngăn chặn các hacker cũng như tin tặc tấn công vào hệ thống của mình.

bảo mật thông tin

Tăng cường an ninh mạng

#7. Mô hình làm việc Hybrid work

Hybrid working trở nên phổ biến sau đại dịch Covid. Mô hình làm việc này cho phép lịch làm việc linh hoạt tại văn phòng và tại nhà. Dựa trên đặc thù và nhu cầu của doanh nghiệp, các phòng ban và các nhân viên sẽ được chỉ định làm việc tại văn phòng và tại nhà luân phiên.

mô hình làm việc hybrid

Mô hình hybrid work

Việt Nam đã triển khai tốt mô hình hybrid working trong bối cảnh Covid. Mô hình làm việc này được nhân viên đồng thuận và đánh giá cao. Có đến 42% nhân viên đồng ý làm việc 3-4 ngày/tuần tại nhà.

Ngược lại, 59% chủ doanh nghiệp hạn chế mô hình hybrid working (Theo Manpower, What Vietnamese Workers Want In The New Normal). 

Mặc dù mô hình này chưa được hoàn toàn chấp nhận nhưng các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam đã đánh dấu những bước đầu cần thiết cho xu hướng này.

 

Việt Nam cũng chứng kiến một số thay đổi về góc nhìn của các đoàn thể, tổ chức và công ty. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xem xét triển khai các hệ thống hay công cụ áp dụng công nghệ như quản lý tài liệu, giám sát từ xa, để giúp tiến độ công việc diễn ra theo kế hoạch.

#8. Ứng dụng phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay đang dần nhận ra tiềm năng lớn khi đầu tư vào ứng dụng/phần mềm phân tích dữ liệu. Các công cụ trên hứa hẹn giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp đưa ra quyết định đúng đắn và nâng cao năng suất.

 

Báo cáo MicroStrategy cho biết, khoảng 90% đối tượng tham gia khảo sát nói rằng yếu tố quyết định cho sáng kiến chuyển đổi số của họ là nhờ phân tích dữ liệu. Đây được xem là chìa khóa giúp hiểu nhu cầu và tâm lý của khách hàng.

phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Đồng thời, phân tích dữ liệu cũng được xem là tiền đề cho các chiến lược marketing, quảng cáo và giải pháp sáng tạo được cá nhân hóa, hướng đến mục tiêu đã đề ra.

Để có được phân tích dữ liệu tốt cần có công cục hỗ trợ để đưa ra được các chỉ số mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cấp quản lý đưa ra được những hành động chính xác và nhanh chóng. 

Thêm vào đó, dữ liệu giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và hành vi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến dịch cải thiện trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng mới và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.

#9. Bùng nổ nền tảng dữ liệu khách hàng

Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform – CDP) được xem là một trong những cụm từ hot nhất về chuyển đổi số hiện nay. Chuyển đổi số qua CDP mang đến nhiều lợi ích quan trọng dành cho doanh nghiệp.

  • CDP giúp lan tỏa thông điệp của nhãn hàng đến khách hàng
  • CDP thực chất chứa tệp thông tin khách hàng quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch marketing, truyền thông. Việc ứng dụng CDP giúp truyền tải thông điệp và hình ảnh đã được cá nhân hóa và thu hút khách hàng của doanh nghiệp.
  • CDP hỗ trợ bán hàng và marketing cho người dùng cuối, giúp cung cấp cái nhìn toàn cảnh cho khách hàng.

Tại Việt Nam, để tích hợp với hệ thống ERP và POS - hiện hữu tại 90% tổng số điểm bán của Việt Nam, CPD có thể được tùy biến để tương thích với hai hệ thống trên. Việc này cũng giúp doanh nghiệp làm marketing tốt hơn qua Tiki, Sendo, v.v.

nền tảng dữ liệu khách hàng

Nền tảng dữ liệu khách hàng

Thế nhưng CDP không những dành cho ban marketing mà có thể được ứng dụng ở ban CNTT và tài chính, giúp các nhân sự đưa ra quyết định đúng đắn về sản phẩm và dịch vụ.

#10. Tự động hóa mô hình kinh doanh

Xu hướng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA). Xu hướng này sử dụng phần mềm giúp tự động hóa công việc có quy trình phức tạp hay hạn chế sự trùng lặp trong công việc. 

So với các phương thức khác, BPA nổi bật với tính phức tạp và kết nối nhiều hệ thống IT của doanh nghiệp. Ngoài ra, BPA sẽ được điều chỉnh theo đặc thù và nhu cầu của công ty.

Theo đó trong năm 2022 sẽ chứng kiến làn sóng siêu tự động hóa. Theo tổ chức Gartner, có khoảng 77% doanh nghiệp đã và đang kết hợp và phát triển các ứng dụng tự động hóa cũng như công cụ AI khi thực hiện các công việc thường xuyên của mình. 

tự động hóa mô hình kinh doanh

Tự động hóa quy trình kinh doanh

BPA giúp xác định phương thức công nghệ tiên tiến như Machine Learning (Máy học), RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot), Low code (Công nghệ cho phép người dùng thiết kế được phần mềm riêng mà không cần biết quá nhiều kiến thức về coding), AI (trí tuệ nhân tạo), v.v.

Bên cạnh đó, có khoảng 93% lãnh đạo của các công ty và tổ chức sẽ ứng dụng tự động hóa kinh doanh vào 2023 (Deloitte). BPA cũng được xem là xu hướng chuyển đổi số quốc gia quan trọng trong năm 2022 tại Việt Nam.

Đa số các doanh nghiệp đã nghiên cứu và lên kế hoạch cho xu hướng BPA, nhằm hướng đến chinh phục mục tiêu chiến lược, ví dụ như cải thiện trải nghiệm khách hàng (93%), hiệu quả hoạt động (93%) và cải thiện năng suất (96%).

Lời Kết

Trên đây là toàn bộ 10 xu hướng chuyển đổi số quan trọng trong năm 2022. Tóm lại, dù ít hay nhiều các xu hướng này đã và đang hiện diện ở nhiều hoạt động kinh doanh hiện nay. 

Sự ảnh hưởng lớn của chuyển đổi số đang phần nào thúc đẩy các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi với tình hình hiện tại, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.