Mô hình hybrid working là phương pháp cho phép nhân viên làm việc tại nhà kết hợp lên văn phòng vào một số ngày nhất định. Lịch trình làm việc linh hoạt không chỉ nâng cao hiệu suất của nhân viên mà còn tối ưu hoá lợi ích cho doanh nghiệp.

Hybrid được xem là mô hình làm việc cho tương lai. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng để gia tăng lợi ích cho cả công ty và người lao động.

mô hình hybrid workingHybrid working - Mô hình làm việc của tương lai

Hiện nay, các ông lớn như Facebook, Google mặc dù đã chi hàng tỷ USD để xây dựng không gian làm việc tối ưu nhưng vẫn áp dụng mô hình hybrid cho doanh nghiệp của mình. Vậy Hybrid working là gì? Nó mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Mô Hình Làm Việc Hybrid Working Là Gì?

Hybrid working là sự kết hợp giữa làm việc tại văn phòng với làm việc từ xa trong lịch trình của nhân viên. Đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, và hứa hẹn trở thành xu hướng là việc chính cho mọi tổ chức.

Làm việc Hybrid cho phép nhân viên vừa làm việc tại nhà và lên văn phòng vào một số ngày nhất định. Lịch trình làm việc này giúp nhân viên linh hoạt lựa chọn thời gian, không gian, tối ưu lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.

Xem thêm: OKR Là Gì? Phương Pháp Quản Trị Đỉnh Cao Của Các Ông Lớn Công Nghệ

Môi trường làm việc kết hợp khiến nhân viên hạnh phúc hơn, cảm thấy được tin tưởng, cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thông qua đó, hiệu suất công việc sẽ được tăng lên. Tiến độ công việc đạt được kết quả như mong muốn.

hybrid working là gì

Hybrid working là gì?

Hybrid Work Du Nhập Vào Việt Nam Như Thế Nào?

Khi đại dịch Covid bùng phát tại Việt Nam, thị trường lao động có nhiều biến đổi. Người lao động ở khắp nơi phải làm việc tại nhà. Đến khi dịch bệnh dần ổn định, các doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình Hybrid working và đang dần ổn định.

Mô hình làm việc này phát huy được tối đa ưu điểm của làm việc tại nhà và văn phòng. Làm việc Hybrid vừa đảm bảo an toàn cho người lao động, lại giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Với mô hình này, nhân viên có thể linh hoạt thay đổi địa điểm làm việc theo lịch trình báo sẵn.

Ngược lại doanh nghiệp có thể cắt giảm, tối ưu chi phí thuê văn phòng để đầu tư cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc đào tạo nhân viên chuyên nghiệp hơn.

hybrid working là gì

Nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần sang mô hình làm việc Hybrid

Lợi Ích Khi Áp Dụng Mô Hình Hybrid Working

Như đã nói ở trên, mô hình làm việc Hybrid mang đến lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích mà mô hình làm việc kết hợp mang lại.

1. Linh Hoạt Thời Gian Và Không Gian Mang Lại Hiệu Quả

Làm việc Hybrid hứa hẹn mang đến lợi ích win - win cho cả người lao động và doanh nghiệp trong trạng thái bình thường. Khi doanh nghiệp áp dụng  Hybrid, nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc ở bất cứ đâu và họ chỉ lên văn phòng khi cần thiết.

Điều này khiến nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc đạt hiệu suất tốt nhất; đồng thời, giảm áp lực tinh thần, giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Phương thức làm việc này giúp mang lại hiệu quả công việc vượt ngoài mong đợi.

làm việc hybrid

Hybrid working mang đến lợi ích win - win cho doanh nghiệp và người lao động

Đặc biệt, đây được xem là mô hình làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp sử dụng nhóm lao động trẻ Gen Z. Những người trẻ tuổi cho biết họ đang phải vật lộn với công việc và cần có thời gian sạc năng lượng.

Do thời gian làm việc hiệu quả của từng người khác nhau, một số người sẽ làm việc hiệu quả hơn vào buổi tối, trong khi một số khác lại có hiệu suất làm việc cao hơn vào buổi sáng. 

Chính vì thế, việc để nhân viên linh hoạt lựa chọn giờ làm việc có thể giúp cải thiện năng suất làm việc, từ đó đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.

2. Hybrid Giúp Làm Giảm Sự Cô Lập Xã Hội Và Tăng Sự Cân Bằng Trong Công Việc/Cuộc Sống

Nghiên cứu ban đầu trong quá trình thử nghiệm giải pháp làm việc Hybrid cho thấy:

Có tới 83% nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc kết hợp. 

81% cảm thấy mô hình này giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. 82% số nhân viên cảm thấy được tin tưởng và không còn cô đơn trong quá trình làm việc.

Đây là điều mà mô hình work from home (tạm dịch: làm việc tại nhà) trước đó không làm được. Lý do là bởi vì mô hình này có tới 71% nhân viên phải làm việc kéo dài và cảm thấy cô đơn khi cách ly xã hội.

Một khảo sát khác từ trang Envoy kết hợp với Wakefield Research cho thấy có tới 47% nhân viên sẽ chuyển việc nếu công ty của họ không áp dụng mô hình làm việc linh hoạt.

Với mô hình làm việc Hybrid, nhân viên sẽ chủ động kiểm soát lịch trình làm việc của mình, đồng thời chủ động sắp xếp thời gian để thực hiện các hoạt động khác như chăm sóc gia đình hay cafe thư giãn, v.v.

mô hình làm việc hybrid

Hybrid tăng sự cân bằng trong công việc và cuộc sống

3. Tiết Kiệm Chi Phí Thuê Văn Phòng

Áp dụng mô hình Hybrid work, nhân viên có mặt tại văn phòng sẽ ít đi. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê văn phòng lớn. Ngoài ra, việc trang bị các thiết bị hay văn phòng phẩm cũng được tối ưu chi phí.

Với mô hình Hybrid working, công ty có thể giảm chi phí thuê văn phòng đến 30%. Khoản tài chính tiết kiệm này có thể được doanh nghiệp tái đầu tư vào máy móc, thiết bị, nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể cung cấp cho nhân viên những lựa chọn làm việc khác như: Văn phòng vệ tinh, không gian làm việc gọn gàng và đơn giản.

hybrid working là gìViệc cho phép nhân viên linh hoạt chỗ làm việc giúp công ty có thể tiết kiệm đến 30% chi phí thuê văn phòng

4. Tuyển Dụng Được Nhân Tài Không Giới Hạn Quốc Gia

Áp dụng mô hình Hybrid work, doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân tài từ khắp các nơi trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, công ty sẽ tuyển dụng được người có kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí làm việc mà không cần lo lắng về giới hạn nhân lực.

Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh tuyệt vời cho doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ nhân sự mạnh giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất hoạt động cả ngày và đêm; đồng thời, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp khi tấn công thị trường quốc tế.

Ngoài những lợi ích trên, làm việc Hybrid còn giúp gia tăng cơ hội xây dựng và kết nối đội nhóm trong doanh nghiệp. Nhân viên có thể học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau mọi lúc mọi nơi mà không bị giới hạn.

team connect

 Làm việc Hybrid giúp gia tăng cơ hội xây dựng và kết nối đội nhóm

Những Thách Thức Doanh Nghiệp Phải Đối Mặt Khi Triển Khai Mô Hình Làm Việc Kết Hợp (Hybrid Working) Là Gì?

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích như mô hình Hybrid working cũng có không ít thách thức trong quá trình vận hành. Cụ thể là:

1. Không Phải Tất Cả Các Ngành Và Công Việc Đều Phù Hợp Với Hybrid Work

Một cuộc khảo sát của nền tảng truyền thông Slack đã đưa ra những thông tin chi tiết cho biết, mô hình Hybrid working hạn chế với một số lĩnh vực kinh doanh. Một số các ngành có nhiều khả năng không phù hợp để làm việc Hybrid bao gồm: 

  • Nhân viên phát triển kinh doanh
  • Quản lý sản phẩm
  • Quả lý chương trình & dự án
  • Công nghệ thông tin & bảo mật
  • Chủ doanh nghiệp

Một số ngành ít có khả năng phù hợp bao gồm:

  • Các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe
  • Chuyên viên hỗ trợ khách hàng
  • Ngành truyền thông
  • Nghệ thuật, thiết kế, giáo dục
  • Dịch vụ du lịch, bảo hiểm xã hội,...

hybrid working là gìKhông phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với hybrid working

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm ngành không phù hợp với mô hình Hybrid thì có thể tìm kiếm một số giải pháp quản lý công việc từ xa bằng phần mềm công nghệ. Bên cạnh đó, việc thiết lập lịch trình làm việc linh hoạt để quản lý nhóm nhân viên cũng trở nên hiệu quả hơn.

2. Đòi Hỏi Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Dài Hạn

Theo giáo sư Anicich - Đại học Nam California thì bước đầu tiên cần làm trước khi triển khai mô hình làm việc Hybrid là tiến hành đánh giá nhu cầu không gian văn phòng dài hạn và ngắn hạn.

Lên kế hoạch thu thập dữ liệu về các vai trò công việc, nhiệm vụ phù hợp hoặc không phù hợp khi làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quyết định lựa chọn kết hợp hoặc tổ chức làm việc từ xa cho cả ở cấp độ công ty và nhóm.

Công ty có thể yêu cầu từng phòng, ban lập kế hoạch chi tiết về những ngày làm việc từ xa. Ngày cùng lên văn phòng để họp hành, bàn bạc, thúc đẩy kế hoạch làm việc chung.

Các phòng ban cần lập kế hoạch cụ thể về hình thức làm việc của từng nhân sự cả dài hạn và ngắn hạn. Điều này giúp nhà quản lý có cái nhìn khái quát về công việc của từng bộ phận.

3. Yêu Cầu Khả Năng Bảo Mật Cao Hơn

Các nhà lãnh đạo CNTT cho rằng, làm việc Hybrid sẽ là mô hình làm việc phổ biến trong tương lai. Bởi đây là xu hướng làm việc linh hoạt được các doanh nghiệp hướng đến trong thời đại 4.0.

Tuy nhiên một số nhà quản lý lo ngại về việc nhân viên sử dụng mạng Wifi công cộng dẫn đến rò rỉ tài liệu. Do đó, khi bắt đầu mô hình làm việc Hybrid, doanh nghiệp cần thiết lập chính sách bảo mật dữ liệu toàn diện.

bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin là vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc khi áp dụng Hybrid

4. Có Hệ Thống Hỗ Trợ Quản Lý Năng Xuất Và Báo Cáo Công Việc

Hybrid work sẽ là cầu nối giữa môi trường làm việc từ xa với văn phòng. Đội ngũ nhân viên có thể làm việc cùng nhau dễ dàng thông qua một ứng dụng chung.

Để làm được điều này doanh nghiệp cần đầu tư và phần mềm công nghệ. Bởi nếu không ứng dụng công nghệ trong quản lý năng xuất và báo cáo, bạn sẽ không thể kiểm soát được hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên.

5. Có Phương Tiện Giao Tiếp Giữa Cấp Quản Lý Và Nhân Viên

Khi áp dụng mô hình Hybrid working, doanh nghiệp cần có công cụ giao tiếp và thiết bị trao đổi giữa quản lý với nhân viên. Tạo lịch trình quản lý tại nơi làm việc và hệ thống online để đảm bảo mọi nhân viên đều nhận được thông tin sớm nhất.

Ngoài ra, phương thức này còn giúp củng cố văn hoá doanh nghiệp bằng cách lắng nghe nhân viên. Đồng thời, tiến hành các hoạt động giao tiếp online định kỳ hàng tuần. Tất cả các thành viên trong công ty phải có mặt cùng lúc thông qua ứng dụng phần mềm công nghệ.

FieldCheck Giải Pháp Tối Ưu Hóa Mô Hình Làm Việc Hybrid Cho Doanh Nghiệp

FieldCheck là phần mềm quản lý công nghệ cao, được các khách hàng đáng giá 5 sao do sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Hàng nghìn doanh nghiệp đã lựa chọn FieldCheck như một giải pháp hoàn hảo giúp tối ưu hoá mô hình Hybrid working.

Ứng dụng FieldCheck tích hợp nhiều tính năng thông minh, giao diện thân thiện với người dùng. Phần mềm giúp giải quyết mọi khó khăn trong quản lý vận hành doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng Hybrid working. 

FieldCheck

FieldCheck giải quyết mọi khó khăn trong quản lý vận hành doanh nghiệp

Một số tính năng cơ bản của ứng dụng có thể kể đến như:

  • Quản lý nhân viên dễ dàng trên điện thoại di động. Tích hợp tính năng check-in/check-out, xin nghỉ phép,...bằng một nút chạm.
  • Hỗ trợ tất cả các ngành nghề kinh doanh dù là kinh doanh nhỏ lẻ hay chuỗi cửa hàng, kinh doanh sản phẩm hữu hình hay vô hình đều có thể sử dụng FieldCheck.
  • Thiết lập kế hoạch và báo cáo hiệu quả công việc chi tiết, khoa học trên phần mềm ứng dụng. 
  • Nhân viên và quản lý có thể theo dõi dễ dàng mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giao tiếp dễ dàng, không bị giới hạn thời gian, địa điểm.
  • Quản lý thông tin chính xác, bảo mật cao.

Với bài biết trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu được khái niệm hybrid working là gì và có được những thông tin hữu ích về các giải pháp hỗ trợ để quản lý cách làm việc này. 

Bạn tò mò về giải pháp công nghệ hoàn hảo nhất? Liên hệ ngay với chúng tôi để được đặt lịch trải nghiệm sớm!


Fatal error: Uncaught yii\web\HeadersAlreadySentException: Headers already sent in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 433. in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php:368 Stack trace: #0 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php(341): yii\web\Response->sendHeaders() #1 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/ErrorHandler.php(136): yii\web\Response->send() #2 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/base/ErrorHandler.php(288): yii\web\ErrorHandler->renderException(Object(yii\base\ErrorException)) #3 [internal function]: yii\base\ErrorHandler->handleFatalError() #4 {main} thrown in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 368