Thực tế kinh doanh cho biết, cửa hàng bán lẻ sẽ không thể hoạt động tốt nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bắt đầu từ hàng hoá, đối tượng kinh doanh, nguồn hàng cung cấp, tài chính, nhân viên và hệ thống quản trị doanh nghiệp bài bản.
Các nhà bán lẻ có kinh nghiệm cho biết, khi mới mở những cửa hàng đầu tiên, về cơ bản là chưa có lãi. Bởi chi phí đầu tư ban đầu rất tốn kém, đồng thời chủ cửa hàng cũng chưa có đủ kinh nghiệm để quản lý hiệu quả.
Muốn kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công, chủ doanh nghiệp phải phát triển mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng cửa hàng sẽ gây nhiều khó khăn khi quản lý.
Tham khảo: KAO Việt Nam Đã Tối Ưu 70% Quá Trình Xử Lý Dữ Liệu Như Thế Nào?
Đặc biệt là với các chuỗi cửa hàng cách xa nhau về mặt địa lý, nhà bán lẻ không thể thường xuyên có mặt để kiểm tra, giám sát hàng ngày. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý cửa hàng bán lẻ từ những mô hình thành công có thể sẽ hữu ích với bạn.
Quản lý các cửa hàng bán lẻ cần mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm
Khi quyết định kinh doanh cửa hàng bán lẻ bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết về việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà chuỗi cửa hàng đang nhắm tới.
Lựa chọn các dòng sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng để khách hàng cảm thấy số tiền họ bỏ ra là xứng đáng. Tốt hơn hết là nên lựa chọn các sản phẩm có ưu điểm đặc biệt và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể là về công dụng, mẫu mã, chất liệu, giá cả hoặc ưu đãi đặc biệt nào đó. Điều này khiến khách hàng có thiện cảm và ghi nhớ thương hiệu của bạn lâu hơn, từ đó gia tăng tỷ lệ khách hàng thân thiết.
Chẳng hạn như với mặt hàng thời trang, bạn nên có đầy đủ các size số, mẫu mã đa dạng, cập nhật liên tục. Chất liệu sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sự độc đáo.
Điều quan trọng nhất là bạn cần phải định vị cửa hàng bán lẻ của mình có ưu điểm gì khác biệt so với đối thủ. Đồng thời xác định rõ đối tượng kinh doanh cửa hàng đang nhắm tới.
Bởi bạn sẽ không thể thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả nếu không hiểu rõ khách hàng của mình. Vì thế, bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai? Họ mong muốn điều gì? Làm thế nào để tiếp cận và phát triển mạng lưới người tiêu dùng cho cửa hàng?
Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng bán lẻ bạn cần phải thống kê, nghiên cứu về những người sinh sống ở khu vực đó. Những người thường xuyên tiếp xúc hoặc đi ngang qua vị trí cửa hàng. Tìm hiểu tuổi tác, sở thích, thói quen mua sắm của họ.
Mặc dù quá trình thu thập thông tin khách hàng có thể mất thời gian và tốn kém, nhưng đó là điều cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công.
Cần xác định rõ đối tượng khách hàng khi quyết định kinh doanh bán lẻ
Đầu mối cung ứng sản phẩm, hàng hoá là vô cùng quan trọng trong kinh doanh cửa hàng bán lẻ. Đây là yếu tố quyết định các bước tiếp theo của kế hoạch kinh doanh như: Định giá sản phẩm, số lượng hàng hoá cần nhập, khả năng đầu tư tài chính, sức tiêu thụ của hệ thống cửa hàng,...
Vì thế, tìm được nguồn hàng cung ứng chất lượng là yếu tố bạn cần nắm chắc. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của toàn hệ thống cửa hàng.
Một số điều cần lưu ý khi chọn nguồn hàng cung ứng bao gồm:
Một sản phẩm tốt khiến khách hàng ghi nhớ. Nhưng dịch vụ tốt sẽ được khách hàng yêu quý và quay lại mua nhiều lần. Thậm chí họ còn có thể trở thành kênh truyền thông miễn phí cho cửa hàng bán lẻ.
Vì thế bên cạnh việc kinh doanh sản phẩm chất lượng, giá tốt, bạn cần xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. Điều này cần đến sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi, chuyên nghiệp, nhiệt huyết.
Chương trình đào tạo người mới rất quan trọng
Để tuyển được một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không hề dễ. Đặc biệt là khi mới mở cửa hàng, bạn sẽ phải dành thời gian để đào tạo, kèm cặp cho đến khi họ có thể tự xử lý được mọi tình huống. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng phải là người dễ thích nghi, hoà nhập và gắn bó lâu dài với bạn.
Sau khi chuỗi cửa hàng bán lẻ được mở rộng, bạn cần có chương trình đào tạo người mới chuyên nghiệp hơn. Tốt nhất là nhân viên mới có thể tiếp cận thông tin, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn về thời gian, địa điểm.
Ngoài ra, để độ ngũ nhân viên bán hàng luôn xuất sắc, bạn cần phân tích chính xác nhu cầu của mình. Trong quá trình tuyển dụng, ưu tiên những người đáp ứng tốt các nhu cầu đó.
Thông thường, khi kinh doanh cửa hàng bán lẻ, chủ cửa hàng sẽ tuyển dụng nhân viên theo tiêu chí:
Hệ thống cửa hàng bán lẻ phát triển vững mạnh không thể thiếu ứng dụng công nghệ trong quản lý. Bởi bạn khó có thể thường xuyên giám sát được cả chuỗi cửa hàng ở những vị trí, địa điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, bạn cũng rất khó quản lý nhân viên, hàng hoá, tình trạng kinh doanh tại các điểm bán bằng phương pháp thủ công. Lúc này phần mềm quản lý bán hàng từ xa sẽ là trợ lý đắc lực giúp bạn kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh ngay trên điện thoại di động.
Phần mềm quản lý bán hàng từ xa
Phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn dễ dàng nắm bắt mọi thông tin như:
Nhân viên bán hàng chính là nhân tố quyết định doanh thu của toàn hệ thống. Đồng thời, họ cũng là những gương mặt đại diện cho hình ảnh thương hiệu. Vì thế, quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với nhân viên tại hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Một trong những tính năng quan trọng nhất của phần mềm bán hàng chính là quản lý nhân viên thị trường. Tính năng của ứng dụng đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý của chủ cửa hàng từ nhỏ đến lớn, bán lẻ hoặc chuỗi cửa hàng, siêu thị,...
Để quản lý nhân viên cửa hàng hiệu quả, phần mềm phải đáp ứng được các tiêu chí dưới đây.
Phần mềm cần lưu trữ mọi dữ liệu liên quan đến văn hoá doanh nghiệp, sản phẩm, chính sách ưu đãi, chương trình đang có,...Điều này hỗ trợ người quản lý đào tạo được đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình, tận tâm, yêu công việc.
Đây là yếu tố then chốt giúp cửa hàng kinh doanh hiệu quả. Đội ngũ nhân viên tâm huyết sẵn sàng thực hiện mọi công việc theo sự phân công của quản lý. Đồng thời, sự chuyên nghiệp của họ sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đó chính là bí quyết thành công của toàn bộ hệ thống.
Hỗ trợ đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Số lượng sản phẩm tại hệ thống cửa hàng bán lẻ là rất lớn. Điều này dễ gây nhầm lẫn, sai sót hoặc thất thoát nếu áp dụng phương pháp quản lý thủ công.
Khi ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng, tình trạng sai sót, nhầm lẫn sẽ được hạn chế tối đa. Bên cạnh đó, ứng dụng còn giúp bạn giám sát tình trạng gian lận của nhân viên. Từ đó thúc đẩy họ làm việc trung thực, hiệu quả hơn.
Khi nhân viên đã yêu công việc và có niềm tin với nhà quản lý thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thời gian làm việc của họ. Tuy nhiên, ứng dụng phần mềm sẽ giúp nhân viên của bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Đặc biệt là trong việc check-in/check-out, xin nghỉ phép, nhận thông báo liên tục trên điện thoại di động và đảm bảo hiệu suất công việc.
Phần mềm sẽ hỗ trợ quản lý lịch làm việc của nhân viên
FieldCheck là phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Ứng dụng được xem là giải pháp hoàn hảo cho nhà quản lý trong việc:
FieldCheck hỗ trợ quản lý bán hàng
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.