Văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng không thể phủ nhận đối với doanh nghiệp hiện nay. 

Một trong những bài học gần đây về văn hóa doanh nghiệp chúng ta có thể thấy là từ case study của “kỳ lân" WeWork vào năm 2019. Tại sao một kỳ lân công nghệ đáng giá 47 tỷ USD lại sụp đổ? 

Nhiều chuyên gia nhận định rằng nguyên nhân cốt lõi là vì văn hóa không lành mạnh được đặt ra bởi CEO Adam Neumann. 

Vậy văn hóa doanh nghiệp thực sự là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đúng đắn và hoàn chỉnh nhất? Cùng FieldCheck tìm hiểu trong nội dung sau đây.

văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp

Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì?

Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung thì văn hóa doanh nghiệp đa số được xem là tập hợp các giá trị cũng như chuẩn mực về hành vi, niềm tin, phương pháp tư duy và cách nhận thức được công nhận và hành động.

Văn hóa doanh nghiệp được xem như tính cách, đời sống của nhân viên trong môi trường công sở, ảnh hưởng đến hành vi cũng như cách thức làm việc của nhân viên. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển cả ngắn và dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp.

văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được xem như tính cách, đời sống của nhân viên trong môi trường công sở

Các Cấp Độ Của Văn Hóa Doanh Nghiệp

Theo cựu Giáo sư trường MIT Sloan – Edgar Henry Schein, chúng ta có thể được chia các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp thành ba nhóm như sau:

  • Cấp độ thứ 1: Đây là cơ cấu hữu hình tại doanh nghiệp bao gồm các sự việc và sự vật mà bạn có thể thấy và cảm nhận bằng giác quan của mình. 

Chúng ít thể hiện được giá trị chân thực của ăn hóa doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi các yếu tố này. Ví dụ: Văn bản chính sách, cơ cấu phòng ban, logo - khẩu hiệu, đồng phục, kiến trúc văn phòng, v.v.

  • Cấp độ thứ 2: Văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ này bao gồm các giá trị được chấp nhận hoặc tuyên bố. Sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu và giá trị cốt lõi giữ vai trò quan trọng giúp điều phối các hoạt động của nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp.
  • Cấp độ thứ 3: Bao gồm những quan niệm chung, khó có thể nhận biết và điều chỉnh. Nguyên nhân là vì chúng thuộc về bản chất bên trong của doanh nghiệp.

Ví dụ: văn hóa kinh doanh, doanh nghiệp. Khi nhân viên cùng chia sẻ cũng như hành động theo cấp độ này, họ sẽ khó chấp nhận các hành vi ngược lại.

văn hóa doanh nghiệp

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Tầm Quan Trọng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Chuyển Đổi Số

Theo một nghiên cứu từ Deloitte, có 94% CEO và 88% nhân viên cho rằng văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò quyết định với sự thành công của các doanh nghiệp. 

Thực tế cho thấy văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số góp phần không nhỏ vào các mảng vận hành khác nhau của doanh nghiệp.

1. Duy Trì Và Phát Triển Lòng Trung Thành Của Nhân Viên

Văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp doanh nghiệp xây dựng được sự gắn bó của nhân viên với công ty. Từ đó, nhân viên trở nên trung thành và làm việc tận tâm cho doanh nghiệp hơn. 

Khi mức thu nhập đạt mức độ nhất định, nhiều nhân viên vẫn quyết định chọn làm việc ở môi trường làm việc thoải mái, minh bạch và hòa đồng dù mức thu nhập thấp hơn.

2. Thu Hút Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp

Các chuyên gia về nhân sự đều cho rằng văn hóa doanh nghiệp tốt góp phần không nhỏ giúp thu hút nhiều ứng viên hơn. Mọi người đều mong muốn một môi trường làm việc tốt.

văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Văn hóa doanh nghiệp tốt giúp thu hút nhân tài

3. Đẩy Mạnh Năng Suất Làm Việc

Các nhân viên tận tâm với nhiệm vụ sẽ giúp gia tăng hiệu quả công việc, góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp tích cực cũng làm giảm áp lực và căng thẳng.

Từ đó, hiệu quả làm việc cũng như sức khỏe của nhân viên đều được củng cố và đảm bảo.

4. Hạn Chế Xung Đột Nội Bộ

Một trong những lợi ích của văn hóa doanh nghiệp tốt là giúp hạn chế các xung đột có thể xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp. Đây cũng được xem là chất keo giúp gắn kết các nhân viên cũng như cấp quản lý của doanh nghiệp. 

Văn hóa công ty cũng giúp thành viên trong doanh nghiệp thống nhất cách nhìn nhận về một vấn đề, cách đánh giá, và hướng hành động. Khi có bất kỳ xung đột xảy ra thì văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp mọi người có thể thống nhất và hòa nhập.

văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp mọi người có thể thống nhất và hòa nhập

Những Đặc Trưng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, văn hóa doanh nghiệp cần đảm bảo được một số tính chất nhất định như sau:

#1. Đổi Mới

Trong thời đại chuyển đổi số, văn hóa doanh nghiệp cần được đề cao đổi mới. Các cấp quản lý nên thực hiện các chính sách khuyến khích và ủng hộ các ý tưởng từ nhân viên.

Nguyên nhân là vì quá trình chuyển đổi số cần được tiếp diễn mà các đối thủ mới luôn xuất hiện trên thị trường với xu hướng và công cụ mới. Việc đổi mới tư duy sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng ứng biến với sức cạnh tranh này.

#2. Lấy Khách Hàng Là Trung Tâm

Đây được xem là yếu tố then chốt quyết định được sự thành bại của tổ chức và công ty trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay. 

Các doanh nghiệp có thể dựa vào việc chuyển đổi số để có thể thực hiện các điều chỉnh về quy mô kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Thế nhưng một trong những thành tố quyết định đến kết quả của quy trình chuyển đổi số là khách hàng.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu khi thực hiện chuyển đổi số

Có thể bạn chưa biết nhưng Walgreen – thương hiệu dược phẩm nổi tiếng cũng thực hiện chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm khi thực hiện các thay đổi và xây dựng các chiến lược phát triển.

Doanh nghiệp này cũng nhận ra được phương thức tiếp cận khách hàng trước đây của họ đã lỗi thời và ngăn cản họ phát huy các ưu điểm của nhân viên và thiếu mất tính trao quyền trong doanh nghiệp.

văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Khách hàng là trung tâm

#3. Quyết Định Dựa Trên Dữ Liệu

Khác với các cách thức truyền thống, một trong những đặc trưng có thể dễ dàng nhận biết ở hầu hết các doanh nghiệp vào thời kỳ chuyển đổi số đó chính là việc sử dụng các dữ liệu để đưa ra các quyết định. 

Phương pháp trên đã giúp hạn chế các nhược điểm của cách quản trị truyền thống (thường mang tính chủ quan từ phía người quản lý). 

Mọi quyết định đều sử dụng các dữ liệu được thu thập và thể hiện một cách minh bạch, cho thấy được xu hướng của tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, kết quả đạt được từ những quyết định dựa trên dữ liệu trên thường mang tính tích cực, hợp lý và thể hiện được tình hình doanh nghiệp một cách rõ ràng và minh bạch.

#4. Hợp Tác

Các doanh nghiệp cần tạo lập các tổ hợp liên kết giữa từng bộ phận và phòng ban trong doanh nghiệp. 

Nguyên nhân là vì khi thực hiện hành động này, nội bộ của doanh nghiệp sẽ có thể vận hành một cách hiệu quả hơn, bên cạnh việc gia tăng tính đoàn kết và bền chặt giữa các cá thể với nhau trong doanh nghiệp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thông qua đó truyền tải những thông điệp, ý tưởng cũng như dữ liệu cần thiết dễ dàng hơn.

văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Một trong những đặc trưng quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số đó là tính hợp tác

#5. Khuyến Khích Văn Hóa Mở

Có thể bạn chưa biết nhưng văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho các mối hợp tác phát triển mạnh mẽ trong nội bộ doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp và phân phối.

Trong thế giới phẳng hiện nay, các giới hạn dường như đều được xóa bỏ. Chính vì thế, việc ứng dụng văn hóa doanh nghiệp mở, bên cạnh việc chia sẻ lợi ích và tư duy hợp tác sẽ cộng hưởng giúp các tổ chức doanh nghiệp có thể thích nghi với mọi thay đổi trên thị trường.

#6. Tư Duy Số

Doanh nghiệp hiện nay vẫn đang cố gắng xây dựng tư duy số. Để làm được điều đó, họ phải xem giải pháp số là tất yếu. Nếu không, việc chuyển đổi số chỉ là dựa vào công nghệ. 

Trên thực tế, con người là yếu tố quyết định đến kết quả của công cuộc chuyển đổi số. Vì vậy, toàn bộ thành viên của tổ chức và doanh nghiệp cần được được mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp để có thể thay đổi tư duy của mình để có thể thích nghi với quy trình.

#7. Văn Hóa Nhạy Bén Và Linh Hoạt

Một trong những đặc trưng khác của văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số cần sự linh hoạt. Công nghệ cần thay đổi và cải tiến không ngừng. Chính vì vậy, doanh nghiệp không nên ỷ lại mà vẫn nên tiếp tục để phát triển tốt hơn. 

Quá trình nhạy bén sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có thể tìm kiếm được cơ hội trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số

Những Rào Cản Của Việc Thay Đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Chuyển Đổi Số

Khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp thường vấp phải một số thử thách như sau.

#1. Thử Thách Về Năng Lực

Các doanh nghiệp thành công thường có xu hướng ngủ quên trong chiến thắng và không chịu thực hiện các thay đổi khác. Vì vậy, doanh nghiệp và tổ chức thường sẽ không thấy được vai trò công nghệ cũng như sự lạc hậu trong tư duy lãnh đạo và quy trình.

#2. Thử Thách Về Tốc Độ

Các cấp lãnh đạo cấp cao thường đánh giá chưa đúng mức về việc thay đổi về tốc độ tăng trưởng của các thương hiệu cạnh tranh khác. Điều này sẽ trở thành yếu tố cản trở lớn cho các doanh nghiệp. 

Thông thường, cấp quản lý thường có một trong hai xu hướng như: đánh giá cao tốc độ của bản thân doanh nghiệp và đánh giá thấp quá trình phát triển của đối thủ.

#3. Rào Cản Nội Bộ

Có một số yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc chuyển đổi số tại một số doanh nghiệp đó chính là hành vi tự mãn, thiếu linh hoạt và nhanh nhẹn. 

Vấn này kéo theo một số hệ lụy như doanh nghiệp thiếu đi năng lực thực lực cũng như sự tự tin để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Rất nhiều rào cản để thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Giải Pháp Thúc Đẩy Chuyển Đổi Số Văn Hóa Doanh Nghiệp 

Trên đây là một số rào cản khi thực hiện chuyển đổi số. Vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để doanh nghiệp có thể tháo gỡ được những nút thắt trên? Đồng thời tìm ra phương pháp tối ưu để có thể tiến hành chuyển đổi số một cách toàn diện trên phạm toàn doanh nghiệp.

#1. Tìm Ra Giá Trị Cần Thực Hiện Chuyển Đổi Số

Một trong những ưu tiên mà doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tiên đó là tìm ra các giá trị cần được xây dựng trên nền tảng số. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể thực hiện trả lời các câu hỏi sau:

  • Các thành viên trong doanh nghiệp đang thể hiện hành vi được doanh nghiệp kỳ vọng như thế nào?
  • Các thành viên sẽ thay đổi ra sao nếu doanh nghiệp thành công chuyển đổi sang môi trường số?

Sau khi tìm được các câu trả lời cho hai câu hỏi trên, bạn có thể nhận ra được xuất phát điểm phù hợp cho mình. Đây cũng được xem là một trong những nền móng giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp kỹ thuật số như:

  • Xây dựng bước chuyển dịch từ kiến tạo nhận thức sang văn hóa doanh nghiệp số mới.
  • Xác định được các đặc điểm thuộc văn hóa số một cách rõ ràng.

văn hóa doanh nghiệp

Tìm ra giá trị cần thực hiện chuyển đổi số

#2. Tiến Hành Thử Nghiệm

Sau khi thực hiện bước một, tổ chức và doanh nghiệp nên thực hiện thử nghiệm trên nhân sự với quy mô nhỏ. Nhóm nhân sự này có thể gồm có các nhân viên đại diện cho phòng ban và các cấp khác nhau. 

Ngoài ra, cấp quản lý cũng nên được xem xét vào nhóm này vì đây là nhóm người dẫn dắt các thành viên khác trong doanh nghiệp, đồng thời giúp lan tỏa các giá trị mới.

Một lưu ý nhỏ là nhóm thử nghiệm này cần có đủ các thành viên thuộc mọi phòng ban và mọi cấp trong doanh nghiệp.

Và khi thực hiện thử nghiệm, các hành vi mới cần được thực hiện hằng ngày bởi các thành viên trong nhóm. Kết quả ngoài ra cần được ghi nhận đầy đủ và cẩn thận. 

Nguyên nhân là vì đây là căn cứ giúp đo lường tính hiệu quả của các giá trị này. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được người chịu trách nhiệm cho các bước tiến hành phổ biến rộng rãi về sau.

văn hóa doanh nghiệp

Tiến hành thử nghiệm

#3. Phổ Biến Trên Phạm Vi Toàn Tổ Chức

Sau khi hoàn thành thử nghiệm, doanh nghiệp có thể thực hiện triển khai trên quy mô toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này sẽ vấp phải khó khăn nhiều hơn so với khi thử nghiệp. 

Doanh nghiệp nào càng lớn thì các vấn đề phổ biến sẽ càng gặp khó khăn nhiều hơn. Chính vì vậy, các cấp quản lý và lãnh đạo nên là những người tiên phong dẫn đầu trong bước này.

#4. Tiến Hành Đo Lường, Hiệu Chỉnh

Doanh nghiệp không nên bỏ đi bước đo lường, hiệu chỉnh ngay khi hoàn thành việc phổ biến ra toàn thể nhân viên của doanh nghiệp. Một lưu ý nhỏ nữa là doanh nghiệp cần thực hiện đo lường hằng năm hoặc hằng quý. 

Việc này sẽ giúp cấp quản lý nắm bắt được tình hình hiện tại của doanh nghiệp và có thể đề ra những phương án phù hợp để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu dài hạn.

văn hóa doanh nghiệp

Đo lường và hiệu chỉnh

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin xoay quanh văn hóa doanh nghiệp bao gồm khái niệm, tầm quan trọng, cũng như các rào cản đang tồn đọng, và giải pháp khi xây dựng văn hóa số.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang tiến hành sử dụng các phần mềm cũng như ứng dụng để có thể quản lý nhân sự, các chiến lược nội bộ một cách dễ dàng hơn. 

FieldCheck tự hào là một trong những nhà tiên phong trong việc xây dựng nền tảng giúp quản lý KPIs, hay hỗ trợ thực hiện mô hình OKR. Để tìm hiểu thêm về giải pháp FieldCheck, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

10 Xu Hướng Chuyển Đổi Số Quan Trọng Hiện Nay

Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp: Hướng Đi Bền Vững?

Điều Gì Cản Trở Chuyển Đổi Số Ở Doanh Nghiệp Việt Nam?


Fatal error: Uncaught yii\web\HeadersAlreadySentException: Headers already sent in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 433. in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php:368 Stack trace: #0 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php(341): yii\web\Response->sendHeaders() #1 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/ErrorHandler.php(136): yii\web\Response->send() #2 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/base/ErrorHandler.php(288): yii\web\ErrorHandler->renderException(Object(yii\base\ErrorException)) #3 [internal function]: yii\base\ErrorHandler->handleFatalError() #4 {main} thrown in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 368