Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ là loại hình kinh doanh phổ biến nhất, vì nó phù hợp với nhiều điều kiện, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Một chiến lược vận hành cửa hàng bán lẻ hiệu quả là rất quan trọng trong thời gian đầu nhằm xây dựng một cửa hàng trực tuyến và truyền thống vững chắc.

Chưa kể, việc cải thiện hoạt động bán lẻ của bạn trở nên hiệu quả hơn sẽ giúp bạn vượt xa vô số đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Hoạt Động Bán Lẻ Là Gì?

Thuật ngữ hoạt động bán lẻ đề cập đến tất cả các hoạt động cần thiết để vận hành cửa hàng một cách hiệu quả, đồng thời liên quan đến các quy trình và hệ thống trong cửa hàng bán lẻ có tác động trực tiếp đến doanh số kinh doanh và trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Trong khi hoạt động phát triển kinh doanh và tiếp thị bán lẻ quan tâm đến việc làm sao để thu hút khách hàng mới, thì quản lý vận hành liên quan đến vấn đề đáp ứng nhu cầu của người mua hàng khi bước vào một cửa hàng truyền thống hoặc ghé thăm gian hàng trực tuyến.

quản lý vận hành bán lẻ

Quản lý vận hành là các hoạt động cần thiết để vận hành cửa hàng hiệu quả

Quy trình vận hành của cửa hàng bán lẻ bao gồm các hoạt động sau đây:

  • Thực hiện đơn hàng;
  • Quản lý chuỗi cung ứng (hoặc hậu cần);
  • Chăm sóc khách hàng;
  • Quản lý hàng tồn kho;
  • Bán hàng trực quan;
  • Vận hành dòng tiền;
  • Chống mất mát;
  • Huấn luyện nhân viên;
  • Quản lý giá cả và khuyến mãi;
  • Và các vấn đề quản lý dữ liệu.

Có rất nhiều việc phải xử lý và cân đối, và những nhà bán lẻ cửa hàng thành công là những người có thể hoàn thành việc này.

Tại Sao Hoạt Động Của Cửa Hàng Bán Lẻ Lại Quan Trọng?

Các hoạt động bán lẻ có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa văn phòng làm việc của doanh nghiệp và cửa hàng. Vai trò đó là đảm bảo mọi hành động được tính đến, giảm tổn thất bởi các quyết định hoặc triển khai sai hoặc không chính xác, đồng thời đảm bảo trải nghiệm khách hàng suôn sẻ và thống nhất.

Trên hết, khái niệm này đúng với mô hình bán lẻ ở tất cả các loại hình, bao gồm cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thời trang, v.v. Nói một cách đơn giản, các hoạt động ở cửa hàng có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh bán lẻ.

Ngoài ra, việc tối ưu hóa hiệu suất của cửa hàng có thể đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên tăng cường quản lý hoạt động cửa hàng của mình.

Ngành Bán Lẻ Nhật Bản Chinh Phục Thành Công Khách Hàng Như Thế Nào?

Store Audit: Bí Quyết Quản Lý Cửa Hàng Hiệu Quả

#1. Giảm Lượng Nhân Viên Nghỉ Việc

Các nhà bán lẻ cần lực lượng lao động tại cửa hàng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cửa hàng của họ, bao gồm hỗ trợ khách hàng, xử lý giao dịch, xử lý lô hàng mới đến, sắp xếp hàng tồn kho và sắp xếp các mặt hàng.

Tuy nhiên, những người đứng đầu ngành hiện đang có một thách thức to lớn trong vấn đề duy trì nhân sự, với tỷ lệ thay thế nhân viên của ngành trên toàn cầu lên tới 60% và hao hụt khoảng 19 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Đó là lý do tại sao các công ty bán lẻ phải xem xét và tìm cách khắc phục ở bất kỳ lĩnh vực nào có thể để góp phần làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, trong đó có cả cải thiện hoạt động cửa hàng bán lẻ.

Bằng cách đào tạo lực lượng lao động và tối ưu hóa dịch vụ khách hàng, bạn có thể tăng mức độ gắn kết của nhân viên lên 27%. Ngoài ra, việc tự động hóa các quy trình hằng ngày có tính chất lặp đi lặp lại có thể giúp  các công ty loại bỏ các nhiệm vụ hành chính tốn thời gian khỏi khối lượng công việc của nhân viên trong khi vẫn khiến họ gắn bó với công việc mà họ thực sự coi trọng.

Nói một cách đơn giản, khi người lao động hài lòng thì họ có nhiều khả năng ở lại làm việc lâu hơn và cống hiến hết mình cho công việc.

vận hành bán lẻ

Quản lý vận hành tốt giúp tăng mức độ gắn kết nhân viên

#2. Gia Tăng Giữ Chân Khách Hàng

Do tính cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ, nhiều doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng bằng cách tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và có giá trị cao cho họ.

Và khách hàng trung thành là những người quan trọng nhất của cửa hàng, với tỉ lệ khách quay trở lại chiếm 65% doanh thu. Một thông tin phổ biến trong ngành kinh doanh đó là việc giữ chân một khách hàng hiện tại sẽ tốn ít chi phí hơn là tìm kiếm những khách hàng mới. Theo đó, việc giữ chân khách hàng không những tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn cải thiện lợi nhuận cho bạn.

Vậy hoạt động bán lẻ có tác động như thế nào đến việc giữ chân khách hàng?

Một số người mua tại cửa hàng có thể tiến hành nghiên cứu trên mạng trước khi mua hàng ngoại tuyến hoặc ngược lại. Cho nên, nếu người tiêu dùng bắt gặp thông tin mâu thuẫn về giá, danh mục sản phẩm hoặc bất cứ thông tin nào của doanh nghiệp, họ sẽ không quay lại với bạn.

Một điều quan trọng nữa đó là tập trung vào việc tạo trải nghiệm nhất quán trên tất cả các kênh bán hàng và tiếp thị, bao gồm cả cửa hàng bán lẻ của bạn. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ cao hơn nếu bạn cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng đáng tin cậy. Đó là bởi vì khách hàng hài lòng sẽ đặt niềm tin vào cửa hàng của bạn, và làm tăng khả năng cho các giao dịch lặp lại.

Đội ngũ dịch vụ khách hàng được đào tạo bài bản, kho hàng đáp ứng mong muốn của khách hàng và quy trình hoạt động tốt cũng có thể đảm bảo mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.

quản lý vận hành bán lẻ

Gia tăng giữ chân khách hàng

#3. Chi Phí Thấp Hơn Và Thúc Đẩy Tăng Trưởng Doanh Số

Doanh số bán hàng tăng lên là kết quả có thể thấy trước của một cửa hàng hoạt động tốt. Hãy xem xét quy trình bán hàng sau: khách hàng bị thu hút đến với cửa hàng của bạn nhờ các hoạt động bán hàng trực quan, họ chọn được sản phẩm từ dịch vụ khách hàng tốt và tận hưởng việc thanh toán trực tiếp nhờ hệ thống Điểm bán hàng (POS) hiệu quả, được tối ưu hóa về mặt công nghệ.

73% các tổ chức có dịch vụ khách hàng đặc biệt vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trong các vấn đề tài chính.

Việc quản lý hàng tồn kho thuận lợi cũng góp phần tạo ra nguồn cung cấp hàng hóa tốt. Bằng cách làm tốt điều này, bạn có thể ngăn chặn tình trạng hết hàng trong kho và tăng cơ hội bán chúng cho khách hàng ngay lập tức.

7 Thách Thức Gặp Phải Khi Vận Hành Cửa Hàng Tiện Lợi Và Cách Giải Quyết

Cách Cải Thiện Quản Lý Vận Hành Cửa Hàng Bán Lẻ

#1. Hạn Chế Lưu Trữ Dữ Liệu Bằng Giấy Tờ

Khi số lượng nhà bán lẻ sử dụng công nghệ gia tăng, một số sẽ cần mở rộng kinh doanh hơn nữa bên cạnh việc số hóa các công việc thủ công ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa doanh nghiệp.

Việc số hóa các các nhiệm vụ hằng ngày sẽ giúp nhân viên của bạn có được trợ thủ đắc lực trong công việc, đồng thời hỗ trợ hoàn thành công việc việc một cách tối ưu nhất. Việc này có thể bao gồm kiểm tra hàng tồn kho trên máy tính bảng, giúp nhân viên cung cấp thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách chính xác theo thời gian thực.

Một lợi ích khác của số hóa là để giúp doanh nghiệp thu thập thông tin và phân tích chúng thành những dữ liệu hữu ích, phục vụ cho việc kinh doanh. FieldCheck là một ví dụ về giải pháp số hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc hàng ngày ngay trên thiết bị di động. Đồng thời, giải pháp cũng cho phép theo dõi dữ liệu theo thời gian thực, mang đến khả năng tùy chỉnh phù hợp để cho ra các giải pháp kịp thời.

số hóa dữ liệu

Số hóa dữ liệu là điều rất cần thiết trong quản lý vận hành bán lẻ

#2. Số Hóa Quy Trình Làm Việc

Để bắt kịp xu hướng công nghệ, việc tự động hóa và số hóa quy trình làm việc là cần thiết đối với các nhà bán lẻ chịu tác động bởi sự gia tăng của chi phí lao động và nhu cầu khách hàng thay đổi.

Hiện tại, các quản lý cửa hàng dành ra 3-4 tiếng mỗi ngày để xử lý các thủ tục hành chính. Điều này khiến họ khó nắm bắt được tình hình tại cửa hàng và xử lý các vấn đề tiềm ẩn.

Các nhiệm vụ như kiểm tra trưng bày, kiểm tra số lượng SKUs có thể cho kết quả tốt hơn nếu được tự động hóa và số hóa, giúp bạn có được nhiều thời gian để cải thiện trải nghiệm khách hàng hơn.

Những Rào Cản Trong Quá Trình Chuyển Đổi Số Ở Việt Nam

Một số quy trình làm việc mà bạn có thể số hóa gồm có:

  • Quy trình chấm công nhân viên: Thay vì sử dụng máy chấm công vân tay khá đắt đỏ, bạn có thể để nhân viên check-in/check-out ngay trên ứng dụng di động.
  • Quy trình bán hàng: Bạn có thể sử dụng ứng dụng di động để nhập doanh số bán hàng hằng ngày dễ dàng. Sau khi thao tác nhập các con số về số lượng sản phẩm bán ra, bạn chỉ cần nhấn chọn Submit. Ngay lập tức, dữ liệu sẽ được cập nhật trên hệ thống theo thời gian thực.
  • Quy trình chăm sóc bán hàng: Ứng dụng di động sẽ giúp bạn thu thập thông tin khách hàng dễ dàng hơn. 

Dữ liệu khách hàng được thu thập đầy đủ sẽ giúp các nhà bán lẻ thực hiện các công việc liên quan trưng bày sản phẩm, chương trình khách hàng thân thiết dễ dàng hơn. 

Trước đây, nhiệm vụ này được thực hiện trên giấy, dễ dẫn đến vấn đề nhập sai dữ liệu, thiếu sót và mất tài liệu thu thập khách hàng.

  • Quy trình báo cáo và xử lý sự cố: Số hóa quy trình làm việc cũng giúp các quản lý nắm bắt tốt hơn hoạt động tại cửa hàng. Khi xảy ra bất kỳ sự cố nào, quản lý cửa hàng cũng có thể nắm bắt hay được thông báo sớm. 

Đây là nhờ quy trình được tối ưu hóa nhờ công nghệ. Theo đó, nhân viên có thể sử dụng ứng dụng di động để báo cáo sự cố bằng cách chụp ảnh, ghi chú và gửi trực tiếp đến nhân sự liên quan. 

Cách thức này giúp tiết kiệm được một khoảng thời gian báo cáo, đồng thời đẩy nhanh quy trình giải quyết sự cố.

 

quản lý vận hành bán lẻ

Số hóa quy trình làm việc

#3. Đảm Bảo Quản Lý Hàng Tồn Kho Rõ Ràng, Luôn Cập Nhật

Một trong những cách giúp cải thiện quản lý vận hành bán lẻ đó là luôn đảm bảo số lượng hàng tồn kho rõ ràng. Lý do là vì khi số lượng hàng tồn kho được quản lý chặt, các bên liên quan kể cả nhân viên cửa hàng đều có thể cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng một cách chính xác. 

Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng không gặp vấn đề về thiếu hàng, bỏ lỡ cơ hội bán hàng tăng doanh thu cho cửa hàng.

#4. Giám Sát Và Đào Tạo Nhân Viên

Nhờ cơ chế theo thời gian thực trên các ứng dụng hay phần mềm số, các thông tin được báo cáo từ nhân viên trở nên minh bạch hơn. Cấp quản lý có thể yên tâm về các trường hợp làm việc không trung thực. 

Dựa trên các nhiệm vụ và báo cáo từ nhân viên, cấp quản lý có thể đánh giá được năng suất làm việc của từng người. Từ đó, kế hoạch giám sát và đào tạo nhân viên sẽ có thể được hỗ trợ tối ưu hơn.

#5. Tận Dụng Các Dữ Liệu Phân Tích

Theo cách làm truyền thống, khi các số liệu được thu thập trên các bảng tính hay giấy, bộ phận văn phòng sẽ tiến hành nhập lên hệ thống và tiến hành phân tích sau đó. 

Trên thực tế, theo đại diện từ KAO, quá trình hoàn thất thu thập thông tin và nhập lên hệ thống nội bộ mất khoảng 3 tuần, tiêu tốn thời gian và nhân lực cho công việc thu thập dữ liệu. 

Để cải thiện vấn đề trên, giải pháp số sẽ giúp tự động hóa và đồng bộ dữ liệu nhập để cho ra các biểu đồ phân tích trực quan. Bạn sẽ cần nhập bất kỳ công thức nào để tính toán dữ liệu được gửi từ nhân viên của mình. 

Các phân tích sẽ được tạo tự động khi có bất kỳ số liệu nào được cập nhật trên hệ thống. Dựa trên các biểu đồ này, bạn sẽ có được cái nhìn trực quan sơ bộ về tình hình kinh doanh. Đồng thời, cho phép bạn có cơ sở để đưa ra các quyết định vận hành cửa hàng tốt hơn.

vận hành bán lẻ

Tận dụng các dữ liệu phân tích

Lời Kết

Trên đây là nội dung về cách để cải thiện vận hành bán lẻ. Như bạn có thể thấy, cải tiến không dựa trên một nhiệm vụ duy nhất. Thay vào đó, nó cần sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau từ nguồn nhân lực, hệ thống và quy trình kinh doanh,

Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, các nhà bán lẻ ngày nay nên áp dụng các giải pháp kỹ thuật số để tự động hóa hoạt động của mình, đồng thời nâng cao năng suất kinh doanh và hỗ trợ phát triển bền vững.

FieldCheck tích hợp nhiều tính năng để giúp nhân viên bao gồm cả nhân viên tuyến đầu và ban quản lý thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. 

Đối với việc chấm công của nhân viên, giải pháp kỹ thuật số của chúng tôi cho phép người dùng check in/out dễ dàng bằng thiết bị của họ. 

Để giao việc, quản lý có thể tạo hoặc xây dựng các nhiệm vụ trên hệ thống quản trị dựa trên web và giao chúng cho nhân viên mà không cần gửi bất kỳ email nào. Quá trình sắp xếp hợp lý này có thể tiết kiệm thời gian từ việc tiến hành các thủ tục nhiều bước.

Ngoài ra còn có các phân tích đồ họa để người quản trị nắm bắt xu hướng kinh doanh. Các tính năng khác của quản lý sự cố cho phép nhân viên báo cáo với những người phụ trách ngay lập tức để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Chúng tôi vẫn cung cấp một số tính năng khác để giúp bạn vận hành cửa hàng của mình một cách liền mạch. Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Tìm hiểu cách FieldCheck có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay

Nhận tư vấn miễn phí


Fatal error: Uncaught yii\web\HeadersAlreadySentException: Headers already sent in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 433. in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php:368 Stack trace: #0 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php(341): yii\web\Response->sendHeaders() #1 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/ErrorHandler.php(136): yii\web\Response->send() #2 /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/base/ErrorHandler.php(288): yii\web\ErrorHandler->renderException(Object(yii\base\ErrorException)) #3 [internal function]: yii\base\ErrorHandler->handleFatalError() #4 {main} thrown in /var/www/fieldcheck.biz/vendor/yiisoft/yii2/web/Response.php on line 368